Những thành phố từng biến mất, kho báu cổ xưa và điềm báo bất ngờ lộ ra sau hạn hán
Khi hạn hán và nắng nóng kỷ lục kéo dài trên toàn cầu khiến nhiều hồ nước cạn kiệt và làm lộ ra những bí mật bất ngờ.
Khi hạn hán và nắng nóng kỷ lục kéo dài trên toàn cầu, các khối nước đã bốc hơi và lịch sử đã xuất hiện. Hàng chục thành phố cổ, kho báu bị đánh chìm và những lời nhắc nhở nghiệt ngã lần đầu tiên lộ diện sau nhiều năm, thập chí đã hàng thập kỷ.
Stonehenge của Tây Ban Nha
Hồ cạn nước làm lộ ra những khối đá cao có từ 5.000 năm trước Công Nguyên. Ước tính có khoảng hơn 100 tảng đá, một số cao 1,8 mét, sắp xếp theo hình bầu dục ở Tây Ban Nha. Khu vực này gợi nhớ đến cách bố trí ở bãi đá Stonehenge nổi tiếng của Anh. Vì vậy, nó được mệnh danh là "Stonehenge của Tây Ban Nha".
Thành phố nghìn tuổi mất tích 3.400 năm ở Iraq
Các nhà khảo cổ khai quật và lập hồ sơ về thành phố 3.400 năm tuổi ở miền Bắc Iraq trên sông Tigris.
Hạn hán nghiêm trọng khiến người dân địa phương rút hồ chứa nước Mosul để tưới cây. Điều này vô tình làm lộ ra thành phố cổ khoảng 3.400 năm tuổi.
Các nhà khảo cổ học người Đức phụ trách dự án cho rằng đây có thể là thành phố Zakhiku. Là một trung tâm của Đế chế Mittani cai trị phần lớn miền bắc Lưỡng Hà và Syria.
Điều khiến các nhà khảo cổ bất ngờ là tình trạng của một số bức tường được bảo quản tốt, tường làm bằng gạch bùn phơi nắng.
Tượng Phật 600 năm tuổi ở Trung Quốc
Nhà khí tượng học Amy Freeze cho biết do nhiệt độ quá nóng, các hồ và sông đang khô cạn, làm lộ ra tượng phật khổng lồ đáng kinh ngạc. Ba bức tượng Phật 600 năm tuổi đã lộ ra trên sông Dương Tử, Trung Quốc.
Đường đua khủng long ở Texas
Du khách đến thăm công viên ởTexas đã nhìn thấy dấu vết đi bộ của những con khủng long 113 triệu năm tuổi.
Nguyên nhân là do hạn hán đã làm khô cạn một phần con sông tại công viên thung lũng khủng long. Phân tích dấu chân khổng lồ cho thấy đây là một con khủng long acrocanthosaurus nặng 7 tấn và một con sauropoeidon (có thể nâng đầu cao tới 18 mét).
Đá 'đói' ở Cộng hòa Czech và Đức
"Nếu bạn nhìn thấy tôi, hãy khóc", một hình khắc trên đá dưới đáy sông Elbe ở Cộng hòa Czech.
Các chữ khắc đá có niên đại từ năm 1616, đánh dấu về những năm đói kém. Hạn hán làm giảm mực nước sông và làm lộ ra những viên đá. Người dân thị trấn hơn 400 năm trước đã viết lên những viên đá về vụ mùa thất bát vì hạn hán triền miên, thiếu mưa.
Ở Đức, hạn hán làm lộ ra những viên đá tương tự dưới đáy sông Rhine khi mực nước giảm mạnh vào mùa hè này. Một số viên đá tìm thấy ở Đức ra đời từ những năm 1940.
Linh miêu con chật vật đối mặt với sư tử và cái kết
Nhiếp ảnh gia Thuỵ Điển đã ghi hình cuộc chiến không cân sức giữa sư tử và linh miêu trong khu bảo tồn Maasai Mara.
Hoàng Dung (lược dịch)