Bức ảnh cực quang Trái đất xanh rực rỡ tuyệt đẹp nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế
Một phi hành gia đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã chụp được bức ảnh hoàn toàn không thể tin được.
Bức ảnh cực quang Trái đất xanh rực rỡ tuyệt đẹp nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế |
Phi hành gia Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã phát hiện cơn bão mặt trời siêu dữ dội từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và chụp lại một số bức ảnh ấn tượng
Thomas Pesquet đã chụp lại khoảnh khắc tia sáng mặt trời đặc biệt thắp sáng khu vực phía bắc của Trái Đất với những cực quang chói lọi.
Thomas Pesquet chia sẻ hình ảnh về hiện tượng tự nhiên trên trang Twitter cá nhân và viết rằng: "Tôi phát hiện những cực quang mạnh nhất ở Bắc Mỹ và Canada".
Hình ảnh ngoạn mục Thomas Pesquet chia sẻ cho thấy hành tinh hoàn toàn chìm trong ngọn lửa màu xanh lá cây cùng với một chút màu xanh lam hồng ở phia cuối.
NASA cho biết: "Khi chúng ta nhìn thấy cực quang phát sáng, tức là chúng ta đang quan sát hàng tỷ vụ va chạm riêng lẻ, làm sáng lên các đường sức từ của Trái đất".
Cực quang diễn ra khi các hạt tích điện từ mặt trời hay còn được gọi là gió mặt trời, chạy dọc theo đường sức từ của Trái đất và tương tác với bầu khí quyển.
Khi từ trường của Trái đất tác động và làm chúng lệch hướng, những tương tác này sẽ gây ra sự tích tụ năng lượng và khiến cho bầu khí quyển phát sáng. Hiện tượng tự nhiên tuyệt đẹp, có thể nhìn thấy từ cả mặt đất và quỹ đạo.
Cứ 11 năm một lần, Mặt trời bắt đầu một chu kỳ mới, đánh dấu bằng các giai đoạn phun trào dữ dội và các vụ nổ từ trường gửi các tia bức xạ vào không gian. Đây là Chu kỳ Mặt trời thứ 25 kể từ khi việc đánh số các chu kỳ bắt đầu vào năm 1755.
Các nhà khoa học tin rằng đây là chu kỳ mạnh nhất kể từ khi được ghi nhận.
Mặc dù cực quang rất đẹp, nhưng nó cũng đi kèm bức xạ, một mối nguy hiểm thực sự đối với các phi hành gia.
NASA tiếp tục tìm thấy bằng chứng mới về sự sống trên sao Hoả
Tàu thám hiểm của NASA tìm thấy đá xếp lớp trên sao Hỏa hình thành khi hành tinh này có sự tồn tại của nước.
Hoàng Dung (lược dịch)