Chuyên gia VN: Có ý đồ đằng sau vụ rò rỉ Hồ sơ Panama

Nhận định về ý đồ sau vụ rò rỉ tài liệu Panama, tác động của bê bối này với tình hình chính trị tại Nga cũng như quan hệ Nga - Mỹ...Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn - chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm KHXHVN chia sẻ với PV Infonet
Chuyên gia VN: Có ý đồ đằng sau vụ rò rỉ Hồ sơ Panama - ảnh 1

PGS. TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Nhận định về ý đồ sau vụ rò rỉ tài liệu Panama, tác động của bê bối này với tình hình chính trị tại Nga cũng như quan hệ Nga - Mỹ..., Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn - chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ với phóng viên Infonet.

- Tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức hôm 3/4 đã công bố có được tài liệu mật, do công ty luật Mossack Fonseca (có trụ sở ở Panama) cung cấp, tiết lộ chi tiết các hoạt động giao dịch tài chính bất hợp pháp của một số nhân vật quyền lực thế giới. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Về vấn đề này, theo tôi, một là nó cũng giống như vụ Edward Joseph Snowden hồi tháng 8/2013, "cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra". Hai là, ai sẽ là người chủ thực sự của nhiều triệu trang tài liệu mật đó và họ sẽ công bố đến đâu, động cơ, mục đích khai thác các tài liệu ấy nhằm phục vụ cho ai và theo hướng nào mới là quan trọng. Nói cách khác: “Hồ sơ Panama”: Ai giật dây và nhằm mục đích gì?

- Theo tài liệu do tờ báo SZ cung cấp (hay còn gọi là "Hồ sơ Panama"), trong đó cáo buộc Tổng thống Nga Putin có liên quan tới khoản tiền bí mật 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và các công ty bình phong. Liệu đây có phải là một chiến dịch truyền thông nhằm bôi nhọ thanh danh của Tổng thống Nga không, thưa ông?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Những cáo buộc, bình luận bẩn thỉu, dối trá với giọng "giả ngô, giả khoai", mập mờ thật giả là sở trường của báo chí phương Tây. Họ dường như làm theo "di chúc" để lại của Josef Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của trùm phát xít Hitle, người đã cho rằng: "Một điều lừa dối, bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật".

Những cáo buộc thường xuyên xuất hiện với tần suất cao với đối phương ở các nước mỗi khi ở đó chuẩn bị bầu cử lớn nhằm đánh vào uy tín cụ thể của một ai đó - nhân vật mà Mỹ và phương Tây cho là không phù hợp với mình mà họ không triệt hạ được bằng cách khác.

- Trong bối cảnh nước Nga sắp diễn ra bầu cử Duma (Hạ viện Nga), theo ông vụ bê bối "Hồ sơ Panama” sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình chính trị tại Nga hiện nay?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Cũng như bao lần cáo buộc trước, nước Nga vẫn chuyển động hướng về phía trước, để lại những cáo buộc phía sau và kể cả cho những ai đó phải trả lời trước sự thật về mình bị nêu là đúng. Riêng Putin thì những cáo buộc đại loại như vậy đã quá nhàm chán với đại đa số cử tri hiểu biết của Nga liên tục ủng hộ ông liên tục trong nhiều năm với tỷ lệ cao, điều mà nhiều chính khách trên thế giới xưa nay khó có thể có.

Chuyên gia VN: Có ý đồ đằng sau vụ rò rỉ Hồ sơ Panama - ảnh 2

Hồ sơ Panama

- Thư ký báo chí Tổng thống Nga - D.Peskov cáo buộc các nhà báo điều tra, làm việc về "Tài liệu Panama" bị rò rỉ, là các cựu quan chức Bộ Ngoại giao và Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đặc vụ hoạt động bí mật của Mỹ. Theo ông, quan hệ Nga - Mỹ sẽ diễn biến như thế nào sau vụ bê bối này?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Lại giống như vụ Edward Joseph Snowden, quan hệ Nga - Mỹ không vì thế mà xấu hẳn đi, mặc dù nó chắc chắn không tốt đẹp. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Nga-Mỹ có thể diễn biến theo các hướng:

Kịch bản thứ nhất: Đàm phán trong xung đột lợi ích. Đây là kịch bản lạc quan nhất. Trong khi tiếp tục lời lẽ đối đầu và phô trương sức mạnh, Nga - Mỹ bắt đầu có các biện pháp giảm bớt nguy cơ chiến tranh nhưng khó có khả năng đạt thỏa thuận về các vấn đề chiến lược quan trọng như  phòng thủ tên lửa.

Kịch bản thứ hai: Nga - Mỹ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Đây là kịch bản có vẻ khó lạc quan nhất vì khó xảy ra về "mối quan hệ cộng sinh", “vừa hợp tác - vừa đấu tranh” giữa Nga và Mỹ,  giống với mối quan hệ hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh, là hai đối thủ lớn của nhau nhưng cũng đang dường như hợp tác trong nhiều vấn đề nhưng thực tế không hẳn như vậy (tuần tra biển Đông của Mỹ là một ví dụ).

Kịch bản thứ 3: Sự đối đầu lâu dài Nga - Mỹ, nhưng hạn chế tối đa để Trung Quốc không trục lợi theo kiểu “Tọa sơn quan hổ đấu”, “Đục nước thả câu, ngư ông đắc lợi”, do cả hai rút kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, Vùng Vịnh, Afghanistan, Syria... là điều dễ xảy ra nhất trong quan hệ Nga-Mỹ về chính trị - an ninh. Còn Trung Quốc né tránh xung đột với cả 2 ông lớn cùng đồng minh của họ với quan điểm “Mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi” (Mao Trạch Đông, 1972)

Bản chất quan điểm về nhau của Nga và Mỹ sẽ không thay đổi, hai bên sẽ tiếp tục đối đầu trong giải quyết các sự vụ quốc tế, nhưng Moscow và Washington sẽ biết gạt những bất đồng trong những thời điểm cần thiết, để thiết lập liên hệ trong các lĩnh vực liên quan đến lợi ích chung.

Theo tôi, mặc dù Mỹ luôn tìm cách chống Nga, làm cho Nga suy yếu ở mức Mỹ cần (không thể soán ngôi bá chủ của Mỹ) nhưng cũng không để Nga yếu để Trung Quốc lấn lướt cả hai. Những vấn đề nóng trên thế giới như Ukraine, Syria, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, châu Phi-Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương... thì Mỹ không thể thiếu vai trò của Nga như một cường quốc có trách nhiệm.

Chân thành cảm ơn ông!

Trước đó, báo Đức Sueddeutsche Zeitung (SZ) công bố một tài liệu mật về đợt rò rỉ dữ liệu lớn nhất cho tới nay về một thiên đường trốn thuế của các nhân vật giàu có và thế lực trên thế giới. Các thông tin mà báo SZ có được từ một nguồn giấu tên là tập hợp gồm 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.

Các tài liệu này được báo Đức đặt tên "Tài liệu Panama" cho thấy cách công ty trên giúp khách hàng trốn thuế và rửa tiền, liên quan tới 214.000 công ty ma.

Báo trên đã chia sẻ các thông tin này với ICIJ và một số tập đoàn thông tin khác như BBC và the Guardian. Tổng thống Nga không có tên trong tài liệu, song nhà lãnh đạo này có liên quan tới khoản tiền bí mật 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và các công ty bình phong.

Đào Cảnh (thực hiện)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !