Chuyên gia nói gì về điểm sàn nhóm ngành y dược, sư phạm 2020?

Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2020.

Theo đó, điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học từ điểm thi tốt nghiệp THPT đối với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi như sau:

{keywords}
Điểm sàn y dược 2020

Đánh giá về ngưỡng điểm sàn 19-22 điểm nhóm ngành sức khỏe năm 2020, GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường đại học nhóm công lập và nhóm ngoài công lập.

Theo GS Tạ Thành Văn, ngưỡng điểm sàn không có quá nhiều ý nghĩa với Đại học Y Hà Nội bởi năm nào điểm trúng tuyển vào trường cũng cao hơn nhiều so với mức điểm sàn, tuy nhiên với các trường khác, nhất là khối dân lập đây là việc quan trọng, quyết định số lượng thí sinh trúng tuyển và quyết định sự phát triển của các trường.

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cũng nhấn mạnh, đầu vào chỉ là một bước, quá trình đào tạo mới quan trọng, sản phẩm bác sỹ, nhân viên y tế sẽ do quá trình đào tạo quyết định.

Trong khi đó, điểm sàn từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh vào các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 18,5 điểm.

Riêng đối với ngành giáo dục thể thao, ngành huấn luyện thể thao, ngành sư phạm âm nhạc, và ngành sư phạm mỹ thuật thấp hơn điểm sàn chung là 1 điểm. Điểm sàn xét tuyển vào ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng là 16,5 điểm.

Theo bà Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mức điểm 18,5 là hợp lý hơn cả. Mức điểm này giúp các trường có nguồn đầu vào chất lượng và cũng không làm khó cho những ngành tuyển dụng ít thí sinh dôi dư. Đây mới chỉ là mức sàn, tùy điều kiện tiêu chuẩn của từng trường, từng ngành mà mức chuẩn đầu vào cho từng ngành sẽ điều chỉnh tăng lên hay giữ nguyên.

Ông Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đánh giá, Bộ GDĐT đã đưa ra là phương án điểm sàn phù hợp với thực tế, nhất là sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được tổ chức thành công và điểm năm nay của thí sinh cao hơn so với năm ngoái.

Theo ông Phượng, mức điểm sàn này được tính toán rất kỹ, có phân tích dữ liệu, so sánh với các năm trước, trong đó có tính toán cả số dư, số đạt trên ngưỡng để đưa ra ngưỡng điểm hợp lý, khoa học.

Đánh giá cao việc lần đầu tiên Bộ GDĐT đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng trình độ đại học các ngành giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, ông Đào Đăng Phượng cho biết đây là việc phù hợp với quy chế.

“Năm ngoái khi “cào bằng” nhiều em có điểm văn hóa cao, điểm năng khiếu thấp vẫn trúng tuyển. Trong khi qua phân tích, các em có nhu cầu thi vào các trường năng khiếu thường có điểm thi tốt nghiệp thấp hơn mặt bằng chung, do các em tập trung cho rèn luyện năng khiếu.

Việc xác định điểm sàn của ngành âm nhạc, thể thao thấp hơn điểm sàn chung khối đại học 1 điểm là rất khoa học, thuận lợi cho các trường trong công tác tuyển sinh”, ông Phượng cho hay.

Hoàng Thanh

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !