Chuyên gia Mỹ: Việc luận tội bà Hillary Clinton khó thành công
Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump và Đối thủ thuộc đảng Dân chủ Clinton. |
Hiện giờ, cựu Ngoại trưởng Mỹ dường như đang trong "cơn ác mộng" khi nhắc lại ngày mà bà quyết định gửi các bức thư công vụ từ máy chủ cá nhân. Thậm chí một vài tuần trước thật khó để tin rằng mọi thứ lại quay ngoặt theo hướng này. Ngày 28/10 vừa qua, chưa đầy hai tuần trước cuộc bầu cử chính thức, giám đốc FBI James Comey đã thông báo cho lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Quốc hội Mỹ sẽ tái điều tra vụ bê bối thư tín do có phát hiện mới. Ông này đã không cung cấp thêm chi tiết. Các chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội yêu cầu cung cấp cho công chúng các thông tin chi tiết, nhưng thực tế cho thấy Bộ Tư pháp Mỹ bao gồm cả FBI không bao giờ bình luận hay chia sẻ chi tiết về các cuộc điều tra chưa được hoàn tất.
Chuyên gia: Ủng hộ hay phản đối
Các đối thủ của bà Clinton từ đảng Cộng hòa đã nhiều lần đe dọa luận tội bà. Việc này có bao nhiêu phần sự thật? Các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng nhiều người trong số đó cũng đồng tình rằng thậm chí việc luận tội nếu có kết quả cũng là một phương án ít có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, Giáo sư Michael Tragott từ đại học Michigan tin rằng không thể buộc tội bà Clinton vì vụ này, bởi vì "tất cả điều này xảy ra trước khi cuộc bầu cử và trước khi bà nhậm chức".
Trả lời phỏng vấn cho tờ RIA Novosti, chuyên gia này cho biết: "Tổng thống chỉ có thể phải đối mặt với việc luận tội do hành vi vi phạm sau khi bắt đầu làm việc tại Nhà Trắng mà trong trường hợp này là sau ngày 20/1/2017". Tuy nhiên, ông cũng làm rõ rằng "điều này không có nghĩa là Ủy ban Quốc hội không thể tổ chức một phiên điều trần về các vấn đề liên quan đến vụ việc này".
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ RIA Novosti, giáo sư đại học Hoa Kỳ tại Washington Candice Nelson có cùng quan điểm, chỉ có khác biệt duy nhất là bà không thấy có lý do để lo lắng khi cho biết: "Tôi không nghĩ rằng bà Clinton sẽ không phải trải qua việc luận tội, bởi bà ấy không làm gì để dẫn đến các thủ tục pháp lý này cả".
Một quan điểm khác được đưa ra bởi Justin Russell tác giả của chương trình "Hậu trường chính trị", người có 25 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển các chiến lược cho các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ và hỗ trợ các chiến dịch cho một số nghị sĩ, cũng như làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật như Cơ quan An ninh quốc gia.
Nói chuyện với phóng viên tờ RIA Novosti, chuyên gia này bày tỏ: "Đảng Cộng hòa có thể phát động việc luận tội, họ có thể làm điều đó suốt cả ngày, nhưng họ chẳng điều tra được gì cả...".
Ông này cũng thừa nhận rằng bà Hillary Clinton đang bị "che phủ bởi đám mây giông tố". Tuy nhiên ông cho rằng nếu thắng cử thì "bà vẫn phải làm việc với Quốc hội về các vấn đề khác, bà sẽ không có sự lựa chọn nào ngay cả khi Quốc hội bắt đầu quá trình luận tội".
Đồng thời, ông Russell hướng dư luận chú chú ý đến một mặt khác. Theo ông thì "ông Donald Trump có thể cũng gặp phải tình cảnh tương tự, bởi ông sẽ phải trả lời nhiều tuyên bố chống lại mình tại Tòa án liên bang".
Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump và Đối thủ thuộc đảng Dân chủ Clinton. |
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, bà H.Clinton nếu được bầu, thì cũng như bất cứ ai ở vị trí của bà, đều sợ việc buộc tội không có lý do. Cũng giống như những người của Đảng Cộng hòa, họ hiểu rõ điều đó. Một động thái khác, thành viên có ảnh hưởng của Hạ viện ông Darrell Issa trong một phỏng vấn với đài phát thanh ở San Diego (bang California) đã xoa dịu các đồng nghiệp của mình. Ông nói: "Các vị hãy trưởng thành, và hạ nhiệt đi, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra". Theo ông, trong lịch sử Hoa Kỳ thì việc luận tội được thực hiện bởi chín thẩm phán liên bang, nhưng điều đó không xảy ra với bất kỳ Tổng thống, phó tổng thống hay các thành viên của chính phủ". Nhà lập pháp cũng cho rằng đó là "ý tưởng liều lĩnh".
Khoản 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cấp liên bang quy định: "Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức của Mỹ sẽ bị cách chức nếu bị buộc tội như tội phản quốc, nhận hối lộ và hối lộ cử tri, các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội nhẹ...". Tại thời điểm này cơ quan duy nhất có thể tiến hành luận tội là Hạ viện Quốc hội (có thể người đứng đầu cơ quan FBI James Comey đã chỉ đạo và gửi thư yêu cầu nối lại điều tra). Sau đó việc luận tội phải được hai phần ba Thượng viện quyết định phê duyệt.
Hồ sơ lịch sử
Trong lịch sử Hoa Kỳ tổng cộng có khoảng 20 vụ buộc tội cấp tiểu bang. Lần đầu tiên xảy ra vào năm 1797, khi các thượng nghị sĩ tha bổng cho một đồng nghiệp là ông William Blunt, người là thành viên Hạ viện bị buộc tội âm mưu giúp Anh chiếm đóng lãnh thổ Tây Ban Nha. Đến các Tổng thống cũng phải trải qua quy trình khó chịu này là Andrew Johnson và Bill Clinton.
Một vị Tổng thống nữa là Richard Nixon sau khi bị buộc tội do vụ bê bối Watergate nổi tiếng đã từ chức mà không chờ Hạ viện tiến hành cuộc bỏ phiếu thích hợp.
Tuy nhiên, mọi việc đã là quá khứ. Sự phân chia hiện nay theo đảng trên cơ sở bộ máy chính trị Mỹ có thể dẫn đến một thực tế là ngay cả kịch bản dường như không thể xảy ra cũng có thể được bắt đầu. Nếu tình hình cứ tiếp tục thì người Mỹ đang chờ đợi một kịch bản chính trị, mà cốt truyện sẽ được làm sáng tỏ. Và bất kỳ ai cũng đoán trước được hậu quả câu chuyện này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Mỹ trên đấu trường thế giới.