Chuyên gia kinh tế Mỹ: Châu Âu phải có quyết tâm chính trị
Chuyên gia kinh tế Mỹ: Châu Âu phải có quyết tâm chính trị
Các thị trường vẫn “khó chịu” về vấn đề Hy Lạp
"Cám cảnh" Hy Lạp không có tiền tham dự Olympic London
Athens chìm trong biển lửa vì kế hoạch thắt lưng buộc bụng
Nhà kinh tế học Mỹ Michael Spence |
Nhà kinh tế học Michael Spence, người đoạt giải Nobel kinh tế học năm 2001, nhận xét trong một bài diễn thuyết tại trường đại học Bocconi ở Milan, Ý rằng trong bối cảnh khối đồng euro là trung tâm của rủi ro vĩ mô toàn cầu, cần phải tập trung vào 3 yếu tố nguồn lực (vốn, lao động, đất đai), năng lực và sự quyết tâm.
“Nguồn lực là yếu tố đầu tiên, và nếu không có đủ nguồn lực thì kết quả sẽ tồi tệ”, ông nói.
Nhà kinh tế học chỉ ra rằng những quốc gia then chốt trong khối đồng euro có đủ nguồn lực và năng lực cần thiết.
“Đối với tôi, có vẻ là trong một số trường hợp quan trọng bao gồm cả Ý, có đủ nguồn lực nhưng cả năng lực và quyết tâm chính trị thì còn đáng nghi ngại”, ông nói.
Do đó, nhà khoa học Spence nói thêm rằng có khả năng kịch bản dành cho Liên minh châu Âu trong ngắn hạn sẽ là các quốc gia then chốt sẽ tiếp tục ở lại cùng nhau còn những quốc gia như Hy Lạp và Bồ Đào Nha sẽ ra đi.
Ông cho rằng câu hỏi lớn nhất ở đây là liệu quyết tâm chính trị có đạt được ở cấp độ cả quốc gia và châu Âu hay không.
“Vấn đề quyết tâm chính trị thực sự là một câu hỏi làm thế nào để phân bổ các chi phí cho các nền kinh tế yếu hơn để có sự ổn định tài khóa, tăng trưởng và việc làm và đó là mục tiêu rất đau đớn và tốn kém”, ông nói.
Tuy vậy, chuyên gia Spence cho biết ông “lạc quan” rằng có sự cam kết mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên EU liên kết với nhau về dài hạn.
Ý đang “đi đúng hướng”, ông nói.
Theo ông, mặc dù tỷ lệ nợ công của quốc gia Địa Trung Hải này lên tới 120% và chi phí nợ có khả năng tăng cao, Ý có một khu vực kinh tế năng động và có cơ sở hạ tầng kinh tế vững chắc.
Trường hợp của Ý là một ví dụ về việc “vấn đề là quyết tâm chính trị và sự giúp đỡ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)”.
Theo quan điểm của ông, việc “hỗ trợ các cải cách” là điều kiện tiên quyết của châu Âu để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nhà kinh tế học cho rằng mỗi thành viên EU nên đối mặt với các thách thức bằng phương pháp riêng của mình vì không có mô hình nào có thể áp dụng cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, ông khẳng định các nước cũng nên “học hỏi lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau”.
Lê Dung