Chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2023

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Năm nay, ngày ông Công ông Táo nhằm ngày thứ Bảy, 14/1/2023 dương lịch. 

Năm 2023 cúng Ông Công Ông Táo ngày nào?
Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) hàng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm, để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. 

 Ảnh Nguyễn Nguyệt Hà


Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, nét văn hóa tâm linh này góp phần làm cho con người sống có chuẩn mực hơn, bớt tham sân si hơn và làm việc hành thiện nhiều hơn. Từ đó xây dựng cuộc sống xã hội tốt đẹp và hài hòa cả về tư tưởng lẫn vật chất.

Nhiều người cho rằng nên cúng ông Công ông Táo trước 12 trưa 23 tháng Chạp vì sau 12h trưa, cổng thiên đình sẽ đóng lại. Khi đó ông Công ông Táo không thể báo cáo kết quả cho thiên đình.

Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, đây chỉ là quan điểm chung theo thông lệ và tập tục chứ không nhất định phải như vậy. Người miền Bắc có thể cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp và các ngày trước đó là ngày 20, 21, 22. Nhưng với người miền Nam, thời điểm thích hợp để cúng ông Công ông Táo lại vào buổi chiều tối ngày 23.

Vì vậy việc cúng vào thời điểm nào là do cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng người dân từng nơi sao cho thuận tiện và thích hợp nhất. Nhưng thời gian cúng sẽ không vượt qua ngày 23 tháng Chạp. Để chọn ngày giờ đẹp cúng, nhiều gia đình thường làm trước ngày 23 tháng Chạp. 

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023

Chuyên gia phong thủy Linh Quang nhận định, ngày ông Công ông Táo năm nay trùng ngày cuối tuần thứ 7 nên có thể đa số gia đình sẽ chọn cúng đúng ngày. Các gia đình có thể tham khảo những khoảng thời gian sau:

- Ngày 20/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 13-15h.

- Ngày 21/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 15-17h; 17- 19h.

- Ngày 22/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 9-11h; 15-17h.

- Ngày 23/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 9-11h; 13-15h.

Khi cúng, gia chủ cần ăn mặc lịch sự. Trang phục nam nữ là quần dài, áo đẹp sáng màu, không hở và thành tâm lễ bái khấn nguyện với ngôn từ chuẩn mực. Muốn khấn cúng bài bản và đỡ rối, quên, gia chủ nên in sẵn bài cúng cầm tay đọc. Hoặc gia chủ cũng có thể khấn nôm theo tâm niệm mong cầu cá nhân.

Ngoài ra, sau lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên trời cũng nên có phần cúng rước về. Theo phong tục dân gian, thường vào ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp.

Tuy nhiên, ở một số vùng miền như một vài tỉnh miền Trung lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng, cùng lễ tạ năm mới.

Việc cúng rước ông Táo về nhà được thực hiện từ 23h00 - 23h45 đêm giao thừa. Lễ vật cúng rước ông Táo cũng tương tự lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. 

Tú Linh

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Đang cập nhật dữ liệu !