Chuyên gia gợi ý mâm cúng vía Thần Tài

Thần Tài

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình. Mỗi khi có việc quan trọng, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. 

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) - ngày vía Thần Tài, nhiều người bày biện mâm cúng trang trọng, đầy đủ hơn bình thường.

Theo Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.

 Nhiều người chọn cúng bộ tam sên vào ngày vía Thần Tài. (Ảnh: Cooky.vn).


Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng trên mâm cúng. Ngoài ra, tùy theo điều kiện của gia chủ, mâm cúng còn có thêm thịt quay, xôi, bánh trôi nước…

Đi kèm với các món chính, mâm cúng vía Thần Tài còn bao gồm:

- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.

- Bát nhang: Gia chủ phải đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.

- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm ngũ quả.

- 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.

- 5 củ tỏi: Gia chủ nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.

- Tượng Ông Cóc: Đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.

 Tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ, mâm cúng vía Thần Tài sẽ có những lễ vật khác nhau. (Ảnh: Loan Trần).
Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc lưu ý hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. 

Sau khi cúng, đồ cúng bằng muối và gạo thì giữ lại trong nhà cho có lộc. Rượu và nước sau khi cúng xong phải đem tưới xung quanh nhà. Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại một nửa để ăn, còn một nửa đem đi phát lộc.

Tiền vàng thật nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc cả năm.

Ngọc Lài

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Gia đình xứ Nghệ có 4 con trai, 6 con gái: Anh đi hỏi vợ, các em gái theo sau

Dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng từ nhỏ, 10 anh em Thùy Linh rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đặc biệt, 3 anh trai vô cùng chiều chuộng các em gái.

Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Những lúc vui, ông Thành thường tâm sự: Tôi có 8 con gái, sướng hơn khối người, con gái cũng nối dõi, thờ cúng bố mẹ như thường.

Đang cập nhật dữ liệu !