Chuyên gia chính trị khuyên Mỹ bớt hiếu chiến, tăng cường ngoại giao ở Syria
Ông Gjoza cho biết, Washington cần phải thực hiện trở lại “chính sách ngoại giao dựa trên lợi ích của Mỹ”, từng được áp dụng vào thời Chiến tranh Lạnh.
Quang cảnh hoang tàn ở thành phố Aleppo (Syria). |
“Mặc dù đã thực hiện các chiến dịch quân sự lâu dài và quy mô lớn tại Iraq và Afghanistan, cuộc xung đột tại những quốc gia này vẫn chưa chấm dứt. Tương tự như vậy, một chiến dịch không kích lớn nhằm vào các phiến quân khủng bố tại Yemen, Pakistan và Iraq vẫn không thể ngăn các tổ chức như al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lan rộng”, ông Gjoza viết.
Ngược lại, nhà phân tích người Mỹ nhấn mạnh rằng Mỹ đã có nhiều thành tự đạt được nhờ con đường ngoại giao trong quá khứ, nhưng “sau sự kiện 11/9 Mỹ đã coi các biện pháp quân sự là giải pháp tối ưu” và bỏ qua các chính sách ngoại giao. “Những động thái của Mỹ nhằm quảng bá ý thức hệ của mình thay vì những lợi ích chính đã khiến Mỹ phải trả giá đắt”, ông Gjoza nói.
Cụ thể, kể từ khi xung đột ở Syria mới bắt đầu, chính phủ Mỹ đã một mực muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi, bỏ ngoài tai những người đã khuyên rằng điều đó là không thể chấp nhận được đối với cả Syria và các đồng minh của Mỹ.
Ông Gjoza tin rằng cách làm của Washington đã khiến căng thằng giữa quân chính phủ và quân nổi dây leo thang tại Syria. Trước đó vào năm 2011 liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiến hành chiến dịch không kích lên một số nơi tại Libya để lật đổ chính quyền cũ, song đến nay nước này vẫn không hề ổn định trở lại.
“Trong khi cánh diều hâu Mỹ tin rằng hoạt động ngoại giao sẽ luôn thất bại, nếu được thực hiện một cách khéo léo, nó sẽ mang lại kết quả to lớn”, ông Gjoza nói. “Đối với các cường quốc hạt nhân trên thế giới, việc tìm được tiếng nói chung qua đối thoại ngoại giao là cách duy nhất để lợi ích của Mỹ được bảo đảm mà vẫn giữ gìn tình trạng hòa bình”.
Trong khi đó, Nga đang nỗ lực để giải quyết xung đột tại Syria bằng những biện pháp ngoại giao. Vào ngày 18/10, Không quân Nga và Syria đã cho ngừng các cuộc không kích tại Aleppo trong vòng 8 giờ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, động thái này là bước chuẩn bị để một cuộc đình chiến thời hạn ngắn sẽ được áp dụng vào ngày 20/10 tới, cho phép các nhóm nổi dậy và dân thường có thể dễ dàng rời khỏi thành phố.
Động thái này đã được bà Federica Mogherini, Cao ủy Phụ trách Chính sách Đối ngoại của EU, gọi là “một bước đi tích cực”. Trong khi đó, việc Nga triển khai tên lửa phòng không S-300 và S-400 cũng được coi là nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ có thêm những động thái quân sự khiến căng thẳng leo thang.