Chuyện gì đang xảy ra ở Triều Tiên?

Những vụ chuyển giao quyền lực và thay đổi nhân sự cấp cao trong quân đội Triều Tiên mấy ngày qua đang thổi bùng lên ngọn lửa của vô số những phỏng đoán và tin đồn “ghê gớm” về đất nước bí ẩn nhất thế giới này.

Chuyện gì đang xảy ra ở Triều Tiên?

Tin đồn gây sốc nhất có lẽ là vụ truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trích dẫn “một nguồn tin tình báo chưa được xác nhận” cho rằng ông Ri Yong Ho – cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên có thể đã bị thương hoặc bị bắn chết sau một vụ đấu súng với toán quân đến tước quân hàm và bắt giữ ông này. Trước đó, truyền thông Triều Tiên loan báo ông Ri Yong Ho đã buộc phải thôi giữ tất cả các chức vụ vì lý do sức khỏe.

Chuyện gì đang xảy ra ở Triều Tiên?

Ông Ri Yong Ho, phó nguyên soái kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên (ngoài cùng bên trái) cùng với Kim Jong Un và Kim Yong Nam - Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên trong lễ tang ông Kim Jong-il.

Rốt cuộc thì chuyện gì đã xảy ra với ông Ri Yong Ho? Bệnh tật hay đấu súng? Rất có thể cả 2 tin tức này đều sai. Cho đến nay các nhà quan sát tình hình Triều Tiên vẫn tỏ ra rất nghi ngờ tuyên bố ông Ri đang “ốm đau” nhưng đồng thời họ cũng không tin ông này bị thiệt mạng sau một vụ nổ súng với những binh lính đã có thời dưới quyền mình.

Sự nghi ngờ này không phải là không có cơ sở bởi các phóng viên của Hàn Quốc thường rất tích cực thu lượm và loan truyền tin tức từ những nguồn tin “được tiết lộ” hay “bị rò rỉ” bởi “một quan chức tình báo” nào đó, đặc biệt là những tin tức về nửa phía Bắc của bán đảo Triều Tiên. Điểm dễ nhận thấy là các nguồn tin này thường nặc danh và rất khó kiểm chứng nhưng nếu có tin nào kiểm chứng được thì hầu hết đều là… sai.

"Càng ít biết về một quốc gia nào đó, chúng ta càng có xu hướng thích tạo ra tin đồn về nó”, Kim Byeong-jo, một giáo sư chuyên nghiên cứu về Triều Tiên của trường ĐH Quốc phòng Hàn Quốc (Seoul) nhận, "Khi sự tò mò càng mạnh mẽ, những tin đồn càng trở nên giật gân”.

Cho đến nay, ngoài việc tuyên bố ông Ri phải thôi giữ tất cả các chức vụ, Triều Tiên vẫn chưa tiết lộ gì thêm về tình trạng sức khỏe hay các kế hoạch về tương lai của ông cựu tổng tham mưu trưởng này. Các chuyên gia về Triều Tiên ở nước ngoài cũng cho biết họ không thể tìm hiểu được chuyện gì đang thực sự xảy ra ở Bình Nhưỡng.

Theo những gì người ta có thể ghi nhận được từ thực tế, thủ đô Bình Nhưỡng đã khá yên ả khi cuộc chuyển giao quyền lực cho ông Hyon Yong Chol diễn ra. Binh lính ăn mừng ngay trên phố bằng những điệu nhảy tập thể ngay khi thông báo về chức vụ mới của ông Hyon và quyết định bổ nhiệm nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un vào chức nguyên soái được đưa ra.

Thực tế cho thấy, đã có không ít lần những quan chức của Triều Tiên đột ngột biến mất trong những hoàn cảnh khá “đáng ngờ” nhưng những báo cáo về số phận của họ lại thường chỉ có thể dựa trên những nguồn tin rất khó kiểm chứng và câu chuyện về ông Ri Yong Ho nhiều khả năng sẽ lại đi theo quỹ đạo cũ.

Người ta hẳn còn nhớ cách đây không lâu, Tổ chức Ân xá quốc tế đã trích dẫn một “báo cáo chưa được xác minh” cho rằng đã có khoảng 200 người bị bắt giữ trong để Kim Jong-un củng cố quyền lực trước khi chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Chưa hết, các tổ chức nhân quyền nước ngoài thậm chí còn trích dẫn “nhiều báo cáo chưa được kiểm chứng” khác nói rằng đã có khoảng 30 quan chức Triều Tiên có liên quan đến các cuộc hội đàm với Hàn Quốc đã bị hành quyết hay thiệt mạng trong những vụ tai nạn giao thông thảm khốc.

Có điều, rất nhiều “báo cáo” này sau đó được xác minh là sai sự thật và ví dụ điển hình nhất là ấn bản đặc biệt của tờ Chosun Ilbo (tờ báo của Hàn Quốc mới đây cũng đã loan tin ông Ri Yong Ho bị bắn chết sau một vụ đọ súng) ra hồi năm 1986. Ấn bản đặc biệt đó thông báo rằng ông Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), ông nội của Kim Jong Un – nhà sáng lập chính phủ Triều Tiên , đã bị bắn chết trên một chuyến tàu gần biên giới với Hàn Quốc. Nhưng chỉ đúng 1 ngày sau đó, người ta thấy ông Kim đang được chào đón khi tiến hành chuyến thăm sân bay Bình Nhưỡng. Ông Kim Il Sung chỉ thực sự chết 8 năm sau đó.

Hồi tháng 2 năm nay, một tin đồn thuộc dạng “động trời” khác cũng đã được loan ra cho rằng Kim Jong Un bị ám sát ngay trong đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh. Rất may là có một phóng viên của hãng thông tấn AP có mặt ở đại sứ quán vào thời điểm mà các tin đồn cho rằng Kim Jong Un bị ám sát, sau đó đã lên tiếng xác minh và phủ nhận tin đồn này.

Chuyện gì đang xảy ra ở Triều Tiên?

Kim Jong Un đang trò chuyện cùng với các tướng lĩnh cấp cao của quân đội Triều Tiên. Tổng tham mưu trưởng Ri Yong Ho là người ngoài cùng bên trái.

Các báo cáo về số phận “bi thảm” của vị cựu tổng tham mưu quân đội Triều Tiên đến nay cũng đang thuộc nhóm tin tức này. Tờ Chosun Ilbo đưa tin, khoảng từ 20 – 30 binh lính đã thiệt mạng trong cuộc đọ súng với các cận vệ của ông Ri. Tờ báo này cũng cho biết “một nguồn tin tình báo” tiết lộ rằng có thể ông Ri đã bị thương rất nặng hoặc đã chết .

Sau tờ Chosun Ilbo, mạng truyền hình YTN cũng dẫn lời “một số người đào tẩu giấu tên từ Triều Tiên” xác nhận rằng đã có vụ đọ súng nổ ra.

Tuy nhiên, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc sau đó đã khẳng định chính họ cũng không biết Chosun Ilbo lấy thông tin từ đâu và họ vẫn đang tìm hiểu chi tiết về tuyên bố này.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) trong thông báo ra cuối ngày 20/7 tuy không chỉ đích danh tin tức về vụ đọ súng nhưng vẫn chỉ trích mạnh mẽ rằng Hàn Quốc đang đưa những tin “kỳ cục” và “sai trái” về đất nước của họ. KCNA khẳng định, những thông tin này được giật dây bởi chính quyền Hàn Quốc và Mỹ nhằm loan đi những tin tức sai lệch, bao gồm cả tin về “những vụ tranh giành quyền lực đang diễn ra trong nhóm các quan chức hàng đầu của chính phủ Triều Tiên”.

Trong một động thái riêng rẽ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã tuyên bố rằng chính Hoa Kỳ đã buộc họ “cần phải xem xét lại một cách toàn diện về vấn đề hạt nhân”. Trong lúc này, các cuộc hội đàm nhằm thuyết phục Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân của mình vẫn lâm vào tình trạng bế tắc.

Nhưng theo giáo sư Kim Byeong-jo, chính Triều Tiên cũng phải chịu trách nhiệm về những tin đồn ác ý nhằm vào họ bởi sự kiểm soát quá chặt chẽ truyền thông trong nước. “Thông thường người ta phải mất một khoảng thời gian để sự thật được phơi bày nếu thông tin bị kiểm soát. Nhưng với trường hợp của Triều Tiên, khoảng thời gian này sẽ là rất dài hay tồi tệ hơn nữa là có thể sự thật không bao giờ được lên tiếng”, vị giáo sư này nói.

Trần du phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !