Chuyển đổi sang thẻ chip nội địa: Thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt

ICTnews - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi toàn bộ 75 triệu thẻ ATM đang lưu hành trên thị trường sang thẻ chip nội địa, ngành ngân hàng đã chuẩn bị sẵn hạ tầng, khi có sự liên thông giữa các ngành khác sẽ phát triển thanh toán các dịch vụ công ích cho người dân trên nền tảng sẵn có.
Chuyển đổi sang thẻ chip nội địa: Thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt - ảnh 1

Ngành ngân hàng đang chuẩn bị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa để chuẩn bị hạ tầng cho thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas): Thực hiện kế hoạch chuyển đổi toàn bộ 75 triệu thẻ ATM đang lưu hành trên thị trường sang thẻ chip nội địa, ngành ngân hàng đã chuẩn bị sẵn hạ tầng, khi có sự liên thông giữa các ngành khác sẽ phát triển các dịch vụ công ích cho người dân trên nền tảng sẵn có. Thẻ chip nội địa có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ như y tế, giáo dục, giao thông, bảo hiểm.

Thẻ chip cho phép mở rộng khả năng tích hợp các tiện ích thanh toán với các ngành kinh tế khác, hướng tới chiếc thẻ thanh toán đa năng. Ví dụ, đối với thanh toán phí giao thông như đi xe bus công cộng chẳng hạn, khách hàng có thể trả phí trực tiếp từ thẻ chip mà không cần phải xếp hàng mua vé, không phải đăng ký dịch vụ, không cần ghi nhớ vé của từng chuyến đi, không thanh toán bằng tiền mặt, dữ liệu các giao dịch được bảo vệ an toàn.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Minh, theo kinh nghiệm của một số nước, khi triển khai thanh toán trong giao thông có thể thực hiện với 2 mô hình: Mô hình thứ nhất, dùng chính thẻ thanh toán/thẻ ngân hàng sử dụng trực tiếp trong thanh toán giao thông. Với mô hình này đang áp dụng tại Anh. Anh là một quốc gia “không tiếp xúc”, với số lượng thiết bị POS contactless là hơn 460.000 thiết bị; số lượng thẻ contactless là khoảng gần 50 triệu thẻ; 18% người Anh sở hữu thẻ EMV Contactless và sử dụng thường xuyên. Theo số liệu từ 2012 đến 2014, giá trị thanh toán contactless khoảng 1 tỷ Bảng Anh. Năm 2016, số lượng giao dịch thẻ contactless thanh toán trong giao thông 7,7 triệu giao dịch mỗi tuần, chiếm 30% số lượng thanh toán trong tàu điện, 25% số lượng thanh toán trong xe bus.

Mô hình thứ hai là dùng thẻ thanh toán giao thông tương thích với chuẩn thẻ thanh toán của ngân hàng nên và có thể kết hợp trên cùng một thẻ, cách làm này tiết kiệm chi phí quản lý, giảm chi phí vận hành. Ví dụ điển hình nhất là trường hợp triển khai thu phí giao thông tại Ấn Độ. Bộ Phát triển đô thị (Ministry of Urban Development - MoUD) xây dựng mô hình thẻ di động dung chung quốc gia (National Common Mobility Card - NCMC) để dùng chung trong thanh toán (NCMC) để thanh toán trong giao thông cũng như trong bán lẻ. Sản phẩm thẻ tích hợp chuẩn thẻ EMV “Open-lLoop” (thẻ vòng mở có thể nạp lại với giá trị bổ sung) với hình thức“store-valued”. Thẻ này hỗ trợ thanh toán trong giao thông, thành phố thông minh, trạm thu phí tự động và trạm thu phí đỗ xe và các thanh toán giá trị thấp tại các đơn vị bán lẻ. Bộ Phát triển đô thị giải thích: khách hàng có thể sử dụng thẻ này để thanh toán trên tất cảcác phân khúc bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt và đường sắt ngoại ô cũng như thanh toán tiền gửi xe, phí cầu đường và trong các cửa hàng. Tiêu chuẩn thẻ này cho phép hỗ trợ như an sinh xã hội, cấp phép lại xe và dùng như một thẻ căn cước công dân. Việc tích hợp nhiều tiện ích vào thẻ ngân hàng như Ấn Độ gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Thẻ này cho phép thực hiện nạp tiền thông qua Internet Bbanking, IVR, ATM và tiền mặt.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Minh, việc chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM (thẻ từ) sang thẻ chip là một xu thế, ngành ngân hàng đã có chiến lược phát triển một nền thanh toán không dùng tiền mặt, do đó khi chuyển sang thẻ chip mọi người dân xứng đáng được hưởng những tiện ích thanh toán thuận tiện nhất, hiện đại, văn minh.

Việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa là mục tiêu chiến lược của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo hướng tiết kiệm chi phí cho xã hội, tiện lợi cho người dân trong thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là nhiệm vụ mà ngành Ngân hàng đã bắt tay triển khai từ năm 2016 tới nay.

Lợi ích lớn nhất của việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ chip nội địa, theo đại diện của Napas, các ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro các giao dịch giả mạo, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng, chống gian lận trong giao dịch thanh toán, đặc biệt mở rộng khả năng tích hợp các tiện ích thanh toán với các ngành kinh tế khác, hướng tới chiếc thẻ thanh toán đa năng.

Về phía người dùng khi chuyển sang dùng thẻ chip nội địa sẽ có lợi hơn dùng thẻ từ, vì tính an toàn, bảo mật thẻ cao hơn. Ngoài ra với các thẻ chip không tiếp xúc (contactless) sẽ tiện dụng hơn so với thanh toán tiền mặt ở tốc độ giao dịch nhanh chỉ 0,2 -0,3 giây là xử lý xong giao dịch, khách hàng khi đưa thẻ thanh toán chạm vào máy POS cũng không cần nhập mã PIN hay ký xác nhận với các giao dịch giá trị nhỏ. Napas đề xuất ngưỡng thanh toán không xác thực chủ thẻ mỗi lần có giá trị tối đa 1 triệu đồng, lũy kế cộng đồn tối đa 3 triệu đồng trên ngày. Sau ngưỡng này, chủ thẻ phải nhập mã PIN để đảm bảo an đảm bảo an toàn, thuận lợi cho chủ thẻ cũng như yêu cầu quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngưỡng giá trị thanh toán sẽ do mỗi ngân hàng phát hành thẻ quy định.

My Lan
Từ khóa: ngân hàng thẻ chip thẻ chip nội địa thẻ từ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip thanh toán không dùng tiền mặt

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.