Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững hơn.

Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với 14,119 triệu người, chiếm 14,7 dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng, mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị luôn ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chung tay phát triển kinh tế

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II được tổ chức cuối năm 2020 cho biết: Đến nay, 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm huyện, trong đó có trên 95% số km được cứng hóa; 100% xã, 97,2% thôn có điện lưới quốc gia; Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện đạt 96,6%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 65,8% xã và 76,7% thôn có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng.

Công tác xóa đói giảm nghèo cũng được Đảng và nhà nước chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, được cả xã hội quan tâm, đồng lòng ủng hộ, đạt được kết quả nổi bật. Bình quân hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm từ 2-3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm từ 3-4%, các huyện nghèo giảm từ 4-5%. Bước đầu đã thu hẹp địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2015-2019 đã có 22 huyện, 125 xã, 1298 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được nhân dân tích cực hưởng ứng, chung tay thực hiện và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có những đổi thay. Sau 10 năm thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có 1052 xã (chiếm 22,29%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 106 xã từ đặc biệt khó khăn đã phấn đấu trở thành xã nông thôn mới; có 27 huyện (chiếm 6%) vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.

{keywords}
Được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện. Ảnh: Thảo Thu

Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Đi đôi với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thông tin và tuyền thông... Tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ công, góp phần nâng cao nhận thức, mức độ hưởng thụ văn hóa, xóa bỏ các hủ tục, tập quán, lạc hậu. Địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cấp có thẩm quyền công nhận 4 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử văn hóa. Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng 559 nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số... Bản báo cáo cũng cho thấy, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đồng bào dân tộc thiểu số hưởng ứng, đạt kết quả tốt. Nhờ đó, một số phong tục, tập quán lạc hậu được xóa bỏ.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Năm 2019, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 96,9%, cấp trung học cơ sở là 81,6%. Ngành giáo dục cũng đã triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số gồm Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê cho gần 185.000 học sinh phổ thông của 21 tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số khác gồm Hoa, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, PaKo, MNông đang được dạy thực nghiệm tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước với hàng trăm lớp và hàng chục ngàn học sinh. Công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được quan tâm. Trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30.000 người tham gia.

Ngoài ra, công tác y tế, chăm dóc sức khỏe nhân dân được chú trong phát triển cả về mạng lưới, đội ngũ, chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân…

Có thể thấy, cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời và là máu thịt của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư phát triển bền vững đất nước, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; là yếu tố có tính nền tảng để bảo đảm đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là quan điểm mà đảng và nhà nước cùng các cấp bộ ngành luôn hướng tới.

Thảo Thu

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !