Kế toán kỳ cựu chuyển nghề đi học nấu ăn vì thất nghiệp sau Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong những tháng qua, thị trường lao động đã có những biến đổi. Các doanh nghiệp phải cắt giảm, giãn việc làm khiến cho nhiều người lao động lâu năm rơi vào cảnh thất nghiệp, buộc phải tìm công việc mới.

{keywords}
Buổi học nấu ăn tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

Gắn bó với công việc văn phòng từ năm 20 tuổi, chị Nguyễn Thị Thu Hường (39 tuổi, địa chỉ tại Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) lận đận tìm việc suốt nhiều tháng qua nhưng vẫn chưa tìm được công việc như trước đây chị làm.

“Vào cuối năm 2019, tôi nghỉ ở công ty cũ để xin sang chỗ mới làm nhân viên văn phòng, nhưng khi đó đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra trên thế giới nên công ty ít việc hơn, họ đã dừng tuyển dụng nhân sự mới, tôi lâm vào tình cảnh thất nghiệp”, chị Hường kể.

Sau khi gửi hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng không có kết quả, chị Hường đã đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội và được trung tâm tư vấn giới thiệu về các lớp học nghề mới, sau khi học xong có thể tìm được công việc mới.

Chị Hường đã mạnh dạn đăng ký lớp học pha chế tại Trung tâm ở cơ sở Hà Đông, với hy vọng sau 3 tháng học xong sẽ có thể làm thử sức với công việc mới, thêm cơ hội xin được việc làm sau thời gian dịch bệnh.

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Thu Hường đang thực hành pha chế trong lớp học tại trung tâm.

Cũng giống như chị Hường, chị Hoàng Thị Hằng (38 tuổi, ở Linh Đàm, Hà Nội) dự định chuyển đến công ty mới đầu năm nay đã không thực hiện được.

Chị Hằng tâm sự: “Gắn bó với công việc kế toán hơn 10 năm qua, tôi không nghĩ đến việc sẽ phải bỏ nghề kế toán để tìm nghề khác để làm. Thời gian vừa qua, do dịch bệnh, các công ty, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên đã cắt giảm nhân sự. Công ty tôi cũng vậy, và tôi nằm trong danh sách buộc phải chấm dứt hợp đồng theo điều kiện bất khả kháng của công ty. Sau khi nghỉ việc, tôi đã nhận trợ cấp thất nghiệp và đăng ký học thêm lớp nấu ăn tại trung tâm dạy nghề. Hi vọng sau khi chuyển hướng sang nghề nấu ăn, tôi sẽ sớm tìm được việc làm phù hợp cho mình”.

Đang theo học tại lớp dạy nghề tin học văn phòng tại trung tâm giới thiệu việc làm, chị Nguyễn Thị Trang (25 tuổi, địa chỉ tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) cho hay: “Trước đây tôi làm công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) được 2 năm. Sau khi nghỉ sinh con, đến đầu năm nay tôi bắt đầu xin đi làm lại nhưng các công ty tại các khu công nghiệp không tuyển dụng thêm nữa vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Lúc nhận bảo hiểm thất nghiệp, tôi được trung tâm giới thiệu các nghề có thể theo học và đã chọn học nghề tin học, hi vọng sẽ được giới thiệu chỗ làm với công việc mới sau khi học xong tại đây”.

{keywords}
Chị Nguyễn Thị Trang trong buổi học tin học tại trung tâm.

Theo ghi nhận của PV tại Trung tâm giới thiệu việc làm cơ sở 144 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) vào một buổi sáng giữa tháng 5, có rất nhiều người lao động thất nghiệp đã đăng ký học tại đây.

{keywords}
Lớp học nấu ăn khá đông học viên, mọi người đều tập trung lắng nghe trong buổi học lý thuyết.
{keywords}
Ghi chép cẩn thận vào sổ.
{keywords}
Chăm chỉ, háo hức với phần thực hành.
{keywords}
 
{keywords}
Các học viên thưởng thức thành quả của mình sau buổi học nấu ăn.

Được biết, phần lớn các lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi đến trung tâm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận tiền trợ cấp thì đều được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm. Các trường hợp có nhu cầu học nghề tại trung tâm sẽ được giới thiệu các ngành nghề sơ cấp như nghề kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật pha chế đồ uống, may công nghiệp, tin học văn phòng và sửa chữa xe máy.

Ông Mai Chung Chiển - Phó trưởng phòng đào tạo nghề - Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, hiện đang là giáo viên của nghề kỹ thuật nấu ăn tại trung tâm, cho hay: “Trung tâm có nhiều nghề cho người lao động chọn, nhưng đa phần học viên đăng ký nghề kỹ thuật nấu ăn và nghề pha chế đồ uống. Trung tâm cũng tập trung hỗ trợ người lao động theo học tại đây hết mức trong công tác giảng dạy cũng như giới thiệu việc làm, nhằm giúp cho mọi người sau khi học xong có thể tìm được công việc phù hợp, đảm bảo cuộc sống và ổn định thị trường lao động”.

{keywords}
Phần thực hành của lớp học pha chế tại trung tâm.

Trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát tại Việt Nam, đã có rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, giãn việc làm. Có những doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể, phá sản… khiến cho số lượng người lao động thất nghiệp không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, dịch Covid-19 tác động trong những khoảng thời gian nhất định và ảnh hưởng đến một số ngành nghề nhất định chứ không phải toàn bộ thị trường lao động, cơ hội vẫn mở ra cho một số ngành nghề.

Tại các trung tâm giới thiệu việc làm, có rất nhiều công ty đăng ký tuyển dụng lao động sau mùa dịch, đa phần đều thiếu hụt công nhân vào thời điểm dịch xảy ra, nhưng cũng có những công ty do đặc thù về ngành nghề nên việc tuyển dụng người lao động diễn ra liên tục, kể cả thời điểm dịch vẫn tuyển công nhân, tạo điều kiện cho những người lao động thất nghiệp có những cơ hội mới.

Chị Huyền Anh, nhân viên phòng nhân sự của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (công ty chuyên sản xuất tấm nền cho màn hình ti vi, điện thoại…) cho biết: “Trong giai đoạn dịch vừa rồi, Công ty chúng tôi hầu như không ảnh hưởng về tình hình nhân sự, không phải cắt giảm công nhân. Do đặc thù ngành nghề, thời điểm dịch, nhà máy tại Hải Phòng của công ty vẫn hoạt động, các công nhân vẫn làm việc bình thường và chúng tôi vẫn liên tục tuyển dụng công nhân.

Trong thời gian cách ly xã hội, chúng tôi ưu tiên tuyển dụng người lao động ở tỉnh để đảm bảo đủ kế hoạch giao đến hết năm 2020 tuyển thêm 5.000 công nhân trong khâu sản xuất.

Thời điểm dịch vừa rồi, trong khi các công ty hoạt động trong ngành nghề khác phải cắt giảm lao động, chúng tôi vẫn tuyển thêm lao động mới nên việc tuyển dụng thuận lợi, dễ dàng hơn các năm trước vào cùng thời điểm. Số lượng người lao động của công ty đầu năm nay là 11.000 người, đến nay đã tuyển thêm mới được hơn 2.000 công nhân và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tuyển thêm công nhân trong thời gian tới”.

Quang Hùng

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.