"Chúng tôi không chỉ giúp bác sĩ Lương mà đang giúp chính mình"

Đó là ý kiến của TS Võ Xuân Sơn sau khi thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại. Đây là tin vui cho các bác sĩ trong cuối ngày 5/7. Nhiều bác sĩ cho rằng vụ việc này đã giúp anh em công tác trong bệnh viện yên tâm làm việc hơn.

Câu chuyện xung quanh việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt tạm giam sau tai biến y khoa ở Hoà Bình, khiến đồng nghiệp của anh xót xa và các y bác sĩ lo lắng khi làm việc. Sau gần 2 tuần tạm giam, chiều 5/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ký quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.

Dù bác sĩ Lương chưa về đến nhà riêng thì bắt đầu từ chiều tối qua trong giới bác sĩ đã chia sẻ thông tin bác sĩ Lương được tại ngoại. TS Võ Xuân Sơn cho rằng việc bác sĩ Lương được tại ngoại không chỉ là của riêng bác sĩ Lương nữa mà đó là của tất cả các y bác sĩ, họ đang giúp chính mình nói lên tiếng nói của mình chứ không riêng giúp bác sĩ Lương.

Báo Infonet xin trích đăng ý kiến TS Sơn chia sẻ:

"Thông tin về việc bác sĩ Lương được tại ngoại đã thắp sáng facebook suốt mấy giờ qua. Mặc dù mọi việc vẫn còn đang ở phía trước, nhưng gần như tất cả những người trông mong vào công lý, những người đang lo lắng cho những phản ứng xấu của y giới đã thể hiện sự vui mừng. Đã lâu lắm rồi chúng ta mới có sự thống nhất cao trong y giới.

Đã lâu lắm rồi, truyền thông và y giới mới có một sự thông cảm, hòa quyện vào nhau. Không biết đây có phải lần đầu tiên, mà một Hội chuyên ngành đã cùng với các cơ quan quản lí nhà nước về y tế đứng ra bênh vực cho một cá nhân nhân viên y tế trong một vụ án có những tình tiết phức tạp?

Câu chuyện của BS Lương lần này cũng đánh dấu một bước tiến mới, khi một phó giáo sư trong ngành như PGS Nguyễn Văn Bàng, dù cho có “dị ứng” với facebook, chưa bao giờ chia sẻ điều gì trên facebook, cũng đã lên tiếng với một bài viết rất khúc chiết, rành rọt, có tình có lí. Rất nhiều những nhân viên y tế đã chui ra khỏi cái vỏ ốc của mình, like, share, bàn luận, ý kiến...

Một điểm khác với những sự cố y khoa khác, hoặc những lần y khoa bị đưa lên truyền thông trước đây, lần này, chỉ có rất ít tờ báo còn đưa những comment hết sức vô văn hóa, chửi bới, thóa mạ ngành y lên. Trên truyền thông mạng, những kẻ chuyên công kích ngành y cũng đang dần trở nên lạc lõng. Ngay cả những kẻ lấy mác bác sĩ ra để thóa mạ ngành y nhằm câu like cũng đã bị giảm sức hút.

Có rất nhiều người, nhiều cơ quan góp công, góp sức vào sự việc lần này. Nhưng công đầu phải kể đến, là những nhân viên y tế đã thoát ra khỏi cái vỏ ốc của mình, mạnh mẽ lên tiếng vì công lí, vì lẽ phải. Không ai có thể cứu chúng ta khi bản thân chúng ta không chịu tự cứu mình.

Và, tất cả nhân viên y tế chúng ta cần nhận thức rằng, chúng ta không chỉ giúp bác sĩ Lương, mà chúng ta đang giúp chính mình. Nếu lần này bác sĩ Lương bị đối xử như một tên tội phạm, thì còn ai trong chúng ta có thể yên tâm hành nghề, còn ai có thể sẵn sàng hết lòng vì bệnh nhân?

Chúng ta cần phải làm cho mọi người hiểu được những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải, những giới hạn mà chúng ta không thể vượt qua. Chúng ta cần giúp mọi người nhìn thấy rõ trách nhiệm của những bộ phận khác trong công việc chuyên môn của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta cũng phải chứng minh rằng, chúng ta đã làm ở mức tốt nhất.

Giới truyền thông và những người bạn thuộc các ngành nghề khác ngoài ngành y cũng cần nhận thức rằng, các bạn không chỉ giúp ngành y, các bạn đang giúp cho chính các bạn. Bởi khi cái xã hội này tốt lên, lẽ phải được tôn trọng, thì tất cả chúng ta đều có phần trong đó.

Chúc mừng bác sĩ Lương được tại ngoại. Nhưng chớ vui mừng quá. Ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, người vô cảm và người thấu hiểu. Trước mặt chúng ta vẫn còn một quãng đường dài. Chúng ta vẫn còn phải tiếp tục giúp những người thấu hiểu và những người tốt, để họ giúp chúng ta.
Cuối cùng, tôi nghĩ, tất cả chúng ta cần cám ơn gia đình những nạn nhân của thảm họa y khoa Hòa Bình vừa qua. Mặc dù đau thương, mất mát của các bạn ấy là quá lớn, nhưng các bạn vẫn bình tĩnh nhìn nhận sự việc, và giúp tiếng nói cho bác sĩ  Lương. Điều này thật đáng trân trọng".

P.Thuý

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !