Chùa Vĩnh Tràng – di tích không thể bỏ qua khi đến với Mỹ Tho

Nói đến miền Tây, cái tên TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) hẳn nhiều người không xa lạ. Và đã đến Mỹ Tho, không đến chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa to và đẹp bậc nhất tỉnh này thì cũng là một thiếu sót.

Kiến trúc Đông – Tây kết hợp

Chúng tôi đến thăm chùa Vĩnh Tràng vào một ngày hè tháng 6, khi cái nắng gay gắt trên đỉnh đầu nhưng chỉ cần bước vào khuôn viên chánh điện của chùa, không khí trở lên dịu mát. Cách trung tâm TP Mỹ Tho chừng 7km, chùa Vĩnh Tràng đẹp nhưng vắng lặng lạ thường do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến nơi đây càng trở nên tĩnh lặng, uy nghiêm.

{keywords}
Cổng chùa Vĩnh Tràng, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Ảnh: Việt Hoàng

Theo chị Đỗ Thị Duyên, hướng dẫn viên du lịch cho biết: Chùa Vĩnh Tràng trước đây chỉ là cái am nhỏ, mái lá vách đất, do tri huyện Bùi Công Đạt (người làm quan dưới triều vua Minh Mạng) phát nguyện xây cất vào đầu thế kỷ 19, với mục đích ban đầu để tu dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Chính vì vậy, chùa Vĩnh Tràng cũng được người dân địa phương quen gọi là “Chùa Ông Huyện”.

{keywords}
Phía ngoài chánh điện chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Việt Hoàng

Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng về đây trụ trì đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định (nay là TP.HCM), nhưng với tuy mô to lớn hơn. Cụ thể, chánh điện chùa với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà và hoàn thành vào năm 1849 với tên Vĩnh Trường (nhưng dân Nam Bộ gọi chệch là Vĩnh Tràng). Tên mới của ngôi chùa đặt theo 2 câu đối: “Vĩnh cửu đối sơn hà; Trường tồn tề thiên địa”.

{keywords}
Giếng trời của chánh điện chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Việt Hoàng

Tuy nhiên, khi công trình xây dựng còn đang dang dở thì Hòa thượng Thích Huệ Đăng viên tịch (năm 1864). Người kế vị là hòa thượng Minh Đề, sư đệ của Ngài, nối tiếp công việc trùng tu ngôi chùa. Nhưng đáng buồn thay, hòa thượng Minh Đề cũng viên tịch thời gian sau đó khiến  chùa Vĩnh Tràng rơi vào cảnh hương tàn khói lạnh, xây dựng dang dở.

Năm 1895 Hòa thượng Chánh Hậu cùng bổn đạo về đây bắt tau trùng tu toàn bộ ngôi chùa. Đến 1904, một trận bão lớn lại tàn phá ngôi cổ tự này. Nhưng chỉ 3 năm sau (năm 1907), chùa Vĩnh Tràng lần đầu tiên được trùng tu hoàn thành. Năm 1930 Hòa thượng Minh Đàn – hậu bối đến và tiếp tục trùng tu lại chùa Vĩnh Tràng, nhưng lần trùng tu này là sự lai cách giữa văn hóa xứ chùa Tháp (Thái Lan) và lối kiến trúc phương Tây như hiện nay.

{keywords}
Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng là sự kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét. Ảnh: Việt Hoàng

Một di tích đáng chiêm bái

Nói về tổng thể ngôi chùa, chị Đỗ Thị Duyên cho biết: Chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” theo phong cách chùa của người Hoa; nhưng nhiều mảng kiến trúc lại theo văn theo kiểu thời Phục Hưng như: vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt theo phong cách Pháp (châu Âu); thậm chí nền lại lót gạch men của Nhật Bản. Trong chùa, 2 dòng kí tự được sử dụng gồm: chữ Hán (câu đối, hoành phi) được viết theo kiểu chữ triện cổ kính; trong khi chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích (kiểu chữ La Mã). Chính sự giao thoa kiến trúc khiến ngôi chùa trở thành nơi chiêm bái, một địa chỉ du lịch nổi tiếng của du khách mỗi khi đến với TP Mỹ Tho.

Nếu chỉ nhìn tổng quan ngoại thất, kiến trúc chùa Vĩnh Tràng là sự giao thoa giữa Á và Âu. Nhưng nội thất trong chùa lại mang đậm lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Cụ thể, 4 hạng mục nối tiếp nhau theo phong cách chùa Việt phía Bắc gồm: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu có tổng diện tích tới 14.000m², dài 70m, rộng 20m. Có thể nói quy mô khá đồ sộ, trong đó vách tường xung quanh được xây bằng xi măng, toàn bộ cột được làm bằng gỗ quý, nền đúc cao 1m để tránh mối mọt cho các cột trụ.

{keywords}
60 pho tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung trong chùa Vĩnh Tràng được bảo tồn khá nguyên vẹn theo thời gian. Ảnh: Việt Hoàng

Đặc biệt, trong chùa đang bảo tồn được 60 pho tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung; và tất cả đều được thếp vàng. Đáng chú ý nhất là bộ tượng 18 vị La Hán nằm ở hai bên tường chánh điện. Mỗi vị La Hán cưỡi trên lưng một con mãnh thú, tay cầm bửu bối, tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý nhà Phật gọi là “lục căn” (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) rất ấn tượng.

{keywords}
Một pho tượng Phật trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Việt Hoàng

Ngoài hệ thống tượng gỗ, chùa Vĩnh Tràng còn có 3 tượng đồng (Di Đà, cao 98cm; Quan Âm và Thế Chí cao 93cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19; bảy bộ bao lam tuyệt đẹp thếp vàng chạm hình Bát tiên, thần Mặt trời và thần Mặt trăng, do các nghệ nhân địa phương chạm trổ công phu vào đầu thế kỉ 20. Cùng với tượng là hàng loạt bức tranh quý hình “mai, lan, cúc, trúc” phong cảnh Việt Nam rất nên thơ khiến người xem khó có thể dời mắt.

{keywords}
Bảo tháp chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Việt Hoàng

“Đến Tiền Giang mà chưa đến Vĩnh Tràng thì coi như chưa đến. Không chỉ là hư danh, chùa Vĩnh Tràng đẹp không chỉ ở giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa, ngôi chùa còn là nơi phản ánh lịch sử của đất Tiền Giang – một trong những vùng đất trù phú, hào sảng của đất phương Nam, nơi sông Mê Kông chảy về với biển cả”, chị Duyên cho biết thêm.

Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !