Chưa thể tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết
Ông Trần Đắc Phu |
Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố có nhiều ca mắc sốt xuất huyết tập trung hầu hết ở Miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Khu vực miền Nam và Miền Trung chiếm tới hơn 80% số ca mắc. Có những tỉnh số ca mắc sốt xuất huyết nhiều hơn, có những tỉnh số ca mắc sốt xuất huyết lại ít hơn năm 2016.
Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết không nhiều, chủ yếu số ca bệnh ghi nhận tập trung ở Hà Nội. Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội năm nay tăng gấp 3 lần năm ngoái nhưng vẫn chưa phải là 1 trong 10 tỉnh thành có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Ông Phu lý giải vì sốt xuất huyết ở Hà Nội tính trên 100.000 dân thấp hơn.
Khác với mọi năm dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm hơn. Ví dụ như ở Hà Nội, thường dịch sốt xất huyết sẽ tới vào khoảng tháng 7, tháng 8 nhưng thực tế năm năm nay sốt xuất huyết ở Hà Nội xuất hiện từ tháng 5, tháng 6.
Trước nỗi lo về dịch sốt xuất huyết gia tăng nhưng theo ông Trần Đắc Phu cũng cho biết, hiện nay, chưa có đột biến gen về chủng mắc sốt xất huyết hay thay đổi tính chất lây của bệnh tại Việt Nam…
Về vắc xin phòng chống bệnh sốt xuất huyết, ông Trần Đắc Phu cho biết, đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin phòng chống sốt xuất huyết tại Châu Mỹ. Tính miễn dịch của vắc xin phòng sốt xuất huyết chưa cao vì vậy thế giới vẫn còn dè dặt khi đưa loại vắc xin này vào thử nghiệm. Ở Việt Nam, việc ứng dụng vắc xin phòng sốt xuất huyết là cần thiết nhưng cần xem xét trong việc ứng dụng sao cho hiệu quả, an toàn.
Để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, ông Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân cần thực hiện vệ sinh nơi ở, loại bỏ nước mưa, nước để lưu cữu lâu ngày là nơi cư trú và sinh sôi của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết. “Người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng (như: chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, nước trong lọ hoa...)