Chồng sản phụ ung thư giai đoạn cuối: Tôi ước có phép màu!

Sáng 23/5, bà Nguyễn Thị Oanh (57 tuổi, ở Phủ Lý, Hà Nam) ngồi ở phòng chờ khu hồi sức tích cực, BV K cơ sở Tân Triều. Khuôn mặt bà lo âu, bồn chồn, cứ thấy bóng áo trắng nào đi ra từ phía cửa có bảo vệ ở tầng 5 là bà lại lao ra hỏi tin con gái Nguyễn Thị Liên (bệnh nhân ung thư mới sinh con).

Câu chuyện người mẹ mang thai ở tháng thứ 4 bị ung thư nhưng quyết định sinh con đã làm hàng nghìn người rơi lệ.

Anh Đỗ Văn Hùng, chồng của chị Nguyễn Thị Liên., đã bật khóc sau khi con trai chào đời. Anh Hùng sẽ ở lại Bệnh viện K để chăm vợ còn bé Bình An sẽ được bà và các bác trông nom - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH (Tuổi trẻ)

Chỉ khi nhận được tin con gái đã tỉnh và uống được một chút nước, bà Oanh mới ngồi xuống dãy ghế chờ, miệng lầm rầm ‘Tốt rồi, uống được nước là tốt rồi".

Ngồi kế bên, anh Hùng chồng chị Liên cho biết, chiều nay, anh mới được gặp con trai. Hôm qua anh là người nhà duy nhất được ở hành lang phòng mổ. Chỉ cách một bức tường thôi nhưng sao anh thấy xa vời. Anh không dám nghĩ đến bất cứ tình huống nào mà chỉ biết chắp tay cầu nguyện.

16h10 ngày 22/5, bé trai chào đời và đã được mẹ chọn tên ngay trước đó là Đỗ Bình An. Em bé rất nhỏ nhưng khóc to, lập tức được các bác sĩ cho thở oxy và đưa lên xe vận chuyển từ Bệnh viện K sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc đặc biệt. Nghe tiếng con khóc, anh Hùng rút điện thoại gọi cho mẹ vợ báo tin xuống tầng 1 ngay. Thang máy đông quá, bà Oanh cùng hơn 10 người nhà chạy như bay từ tầng 5 xuống tầng 1 bằng thang bộ.

Còn anh Hùng, chạy theo bác sĩ bước ra từ phòng mổ, nhìn vội con đang được thở oxy, nước mắt trào ra.  Xe cấp cứu chờ sẵn, bà Oanh và một người bác ruột của bé An được lên xe đi cùng sang bệnh viện . Anh Hùng lại vội quay về phòng mổ tiếp tục chờ đợi tình hình sức khỏe của vợ.

"Tôi chỉ ước đó là cơn ác mộng để khi tỉnh dậy, vợ tôi vẫn khỏe mạnh" - anh Hùng vẫn không kìm được cảm xúc, nghẹn lời.

Mang bầu  tháng thứ 4 phát hiện ung thư vú di căn, sản phụ Nguyễn Thị Liên (28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam) vẫn kiên trì đến giây phút cuối cùng với hy vọng con ở trong bụng mẹ thêm được ngày nào thì cơ hội sống của bé càng cao.

Thấy xuất hiện u cục ở vú khi thai được 8 tuần nhưng chị L. chỉ nghĩ đó là dấu hiệu của viêm tuyến sữa thông thường như bao người phụ nữ trong thời kỳ mang bầu nên chủ quan không thăm khám. Đến khi kèm triệu chứng ho nhiều, ho cả ngày, cơ thể mệt mỏi, tức vùng ngực nhiều hơn, hạch xuất hiện ở vai, 2 chân phù, đau nhức thì chị L. mới đến bệnh viện K để khám.

Tại đây các bác sĩ kết luận chị bị ung thư vú giai đoạn tiến triển (giai đoạn 4) đã di căn. Như sét đánh ngang tai, phá vỡ mọi hi vọng của người mẹ đang mang trong mình sinh linh bé bỏng mới ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

“Gia đình chúng tôi thực sự biết ơn các bác sĩ đã tận tình cứu chữa, giúp đỡ 2 mẹ con. Chúng tôi không biết nói gì hơn, sự ra đời của Bình An chính là hồi sinh lần hai của con gái tôi. Cháu sẽ có thêm nghị lực để còn được nhìn con nhiều hơn, lâu hơn”, bà Oanh nghẹn ngào nói.

Bác sĩ BV K đã phối hợp cùng bác sĩ chuyên khoa sản tư vấn sức khỏe ung bướu và thai kỳ để bệnh nhân Liên và gia đình cân nhắc lựa chọn để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhưng không đắn đo suy nghĩ, chị Liên quyết giữ lại thai nhi, hy vọng của người mẹ lúc này chỉ là cầm cự đủ lâu để con có thể chào đời.

Sau đó, chị Liên được chỉ định nhập viện điều trị 2 đợt hóa trị. Khi ấy, chị mang thai 22 tuần. 6 tuần sau khi hóa trị bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu khó thở, bác sĩ đánh giá tổn thương tràn dịch màn phổi tiến triển, bệnh nhân ngay lập tức  được chuyển khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị triệu chứng, thở oxy, hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt, tiêm truyền…

Tất cả thuốc sử dụng đều được các bác sĩ hai chuyên khoa sản và ung bướu cân nhắc cẩn thận để không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Lúc này bệnh nhân khó thở, xuất hiện hạch dày đặc, hơn hai tháng nằm viện, bệnh nhân không thể nằm thở được mà phải ngồi 24/24h, mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương, phổi.....

Suốt 4 tháng trời từ khi phát hiện bệnh đến lúc đẻ, chị Liên không thể nằm vì u di căn vào phổi. Ở nhà, chị ngồi, lúc mệt quá chị gục xuống con thú nhún con gái vẫn hay chơi, để êm đầu. Ở viện, chồng chị sắm cho chị cái bàn nhỏ, kê thêm gối để chị gục đầu.

Anh Hùng kể, chị cũng không ăn được bất kỳ món gì, thậm chí sữa hay nước hoa quả vì nôn liên tục sau mỗi lần ho. Mỗi cơn ho kéo dài 10 phút hành hạ người phụ nữ ấy. Chị rướn từng lúc để mở họng, cổ hõm vào, rút ruột, mắt lờ đờ để ho.

"Vợ tôi yếu quá, không nói được nhiều. Lúc có tí sức, dặn tôi có mệnh hệ gì cố gắng chăm con..." - anh Hùng nghẹn giọng. Người đàn ông 31 tuổi, có vẻ ngoài xù xì làm nghề thợ sơn, giờ đây chỉ ước một phép màu đến với gia đình anh.

N. Huyền

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !