Chìm tàu khách: Chiến sĩ biên phòng kể phút gặp người bị nạn

Nhận được lệnh cấp báo từ Ban chỉ huy, 23 chiến sĩ biên phòng lập tức lên đường cứu hộ. Gần 4h sau đội tìm kiếm đã phát hiện con tàu bị nạn lập lờ dưới nước, rải xung quanh là hơn 10 người đang cố gắng bấu víu vào phần nổi của mũi tàu.

“Khi gặp chúng tôi mọi người hoảng loạn cực độ”

Gương mặt phờ phạc sau một đêm thức trắng trực chiến, đại úy Lê Thế Đại, Đồn phó nghiệp vụ Đồn biên phòng Đông Hòa cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, ban chỉ huy lập tức lệnh cho 23 chiến sĩ xuất kích tới khu vực tàu bị nạn.

Chìm tàu khách: Chiến sĩ biên phòng kể phút gặp người bị nạn - ảnh 1
Các chiến sĩ đồn biên phòng Long Hòa - những người trực tiếp tham gia cứu hộ đêm 2, rạng sáng ngày 3/8

Tuy nhiên lúc này giông gió lớn, sóng biển chồm cao nên mặc dù con tàu BP141201 có công suất tới 1100CV nhưng vẫn rất khó khăn khi di chuyển. “Con tàu bị nạn tại khu vực Cồn Ngựa, đây là nơi rất nguy hiểm với nhiều vùng xoáy mạnh, nếu không quen luồng lạch rất dễ bị lật” – đại úy Đại nhận định.

Trong khi đó thượng úy, thuyền trưởng Mai Văn Cường, người trực tiếp lái tàu BP141201 đi cứu nạn nhớ lại: “Nhận được lệnh xuất kích từ Ban chỉ huy, chúng tôi lập tức khoanh vùng khu vực, xác định hướng gió và vị trí của tàu bị nạn. Lúc này sóng rất lớn, dòng nước chảy mạnh khiến việc tìm kiếm rất khó khăn”. Cũng vì lý do này nên phải tới gần 4 tiếng sau tàu BP141201 mới phát hiện và tiếp cận được con tàu.

Cũng theo lời thượng úy Cường, khi lực lượng biên phòng tới nơi chiếc tàu đã bị lật úp, chỉ một phần mũi nhô lên khoảng 50cm, quanh đó là vài người đang bấu víu, ở khoảng nước xung quanh nhiều người khác đang ngụp lặn.

“Lúc tàu đến mọi người đang trong trạng thái hoảng loạn cực độ, khi chúng tôi đến gần hơn mọi người bắt đầu la hét, một số người liều lĩnh lao ra bám vào mạn tàu. Thấy vậy chúng tôi liền bắc loa kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh và sau đó lần lượt đưa từng người lên bong”.

Trong quá trình tìm kiếm, lực lượng biên phòng đã phát hiện được 17 người và đưa lên tàu 14 người và cấp cứu tại bệnh viện huyện Cần Giờ sau đó. 3 người còn lại do sức khỏe yếu đã được đưa lên tàu của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III và chuyển về Vũng Tàu.

Lời kể những người bị nạn

Trong khi đó những hành khách có mặt trên chuyến tàu cho biết, vào vào 18h ngày 2/8 con tàu xuất phát từ cảnh Hiệp Phước Tiền Giang và dự định sẽ đến Vũng Tàu vào khoảng 19h. Tuy nhiên khi đi ngang qua vùng biển huyện Cần Giờ con tàu bỗng gặp những cơn sóng mạnh, không khí trong khoang tàu bắt đầu trở lên hoảng loạn.

Chìm tàu khách: Chiến sĩ biên phòng kể phút gặp người bị nạn - ảnh 2
Tới 17h cùng ngày vẫn chưa có thêm thông tin về 8 người còn mất tích

Thấy tình huống nguy hiểm, lái phụ Nguyễn Văn Dương đã đẩy cửa để mọi người thoát lên phía trên, và chỉ ít phút sau đó con tàu bị sóng đánh lật úp, nhiều người bị xô ngã xuống biển sau đó đã bơi lại bám quanh phần nổi, số khác bám được vào dây buộc tàu.

Khi đó trên tàu chỉ duy nhất anh Nguyễn Văn Cường còn giữ được điện thoại khô, tuy nhiên sau hơn 10 cuộc gọi cầu cứu chiếc điện thoại này cũng đã hết pin, cách liên lạc duy nhất bị cắt đứt khiến hy vọng của mọi người ngày một mong manh hơn.

Sau 6 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, tới 1h sáng ngày 3/8, 17 người còn lại đã được lực lượng bộ đội biên phòng huyện Cần Giờ cứu vớt và đưa vào bờ cấp cứu. Tới trưa cùng ngày sức khỏe mọi người đã ổn định và xuất viện.

Tới 17h cùng ngày công tác tìm kiếm 8 người còn mất tích vẫn đang được các lực lượng cứu hộ, cứu nạn triển khai tại vùng biển này, tuy nhiên lúc này trời bắt đầu tối cộng với mưa lớn và gió mạnh khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyễn Cường

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !