Chiều nay, phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel
Chiều nay, phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel |
Hiện Viettel là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, thiết bị viễn thông, CNTT. Ngày 21/2/2019, Hiệp hội di động Thế giới (GSMA) công bố danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới đã triển khai thành công NB-IoT, trong đó Viettel là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam nằm trong danh sách này.
Viettel đã thực hiện ảo hóa các thiết bị mạng lõi, ảo hóa hạ tầng CNTT và chuyển đổi tất cả các ứng dụng CNTT lên nền tảng điện toán đám mây (Cloud), triển khai hệ thống mạng lưới phân phối nội dung CDN đến cấp tỉnh trên toàn mạng, sẵn sàng cho hạ tầng Mobile Edge Computing của công nghệ 5G. Viettel cũng đầu tư 5 Data Center đúng chuẩn Tier 3 phổ biến của thế giới và tiến tới chuẩn Tier 4, đủ khả năng phục vụ cho hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ IoT cùng lúc. Về CNTT, Viettel đã và đang triển khai xuyên suốt các hệ thống CNTT theo hướng thông minh hơn, tăng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng các công nghệ mới như Bigdata, AI, VR… bao gồm các hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng, hệ thống ERP, hệ thống phân tích dữ liệu thông minh, hệ thống tri thức khách hàng...
Mới đây, Viettel đã thành lập Công ty An ninh mạng theo đề án tái cơ cấu. Đây là đơn vị được giao trực tiếp nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể để đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, đáp ứng các thách thức của chuyển đổi số, bao gồm: Giải pháp bảo mật và an toàn thông tin tổng thể cho IoT và các phần mềm, ứng dụng CNTT; Giải pháp giám sát an toàn thông tin thông minh trên Cloud, có thể triển khai với quy mô quốc gia, cho các tổ chức lớn.
Đối với lĩnh vực Công nghiệp - Công nghệ cao, Viettel tập trung vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm cho mạng lưới cung cấp dịch vụ số như: mạng lõi ảo, trạm vô tuyến 5G, các loại sensor, các thiết bị có nhúng sensor IoT, các sản phẩm AI,…
14h30 chiều hôm qua ngày 27/2, phái đoàn Triều Tiên của Chủ tịch Kim Jong-Un đã đến thăm Tổ hợp sản xuất ôtô, xe máy điện VinFast tại Cát Hải, Hải Phòng. Phái đoàn Triều Tiên của Chủ tịch Kim Jong-Un gồm hơn 20 thành viên, trong đó có ba Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên là các ông Ri Su Yong, Kim Pyong Hee, O Su Yong; Bộ trưởng các lực lượng vũ trang nhân dân No Kwang Chol, và Bí thư Tỉnh ủy Gangwon - Park Yong Nam.
Vingroup được thành lập năm 1993 kinh doanh đa ngành với ba trụ cột là Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại dịch vụ. Vingroup đang sở hữu các thương hiệu như; Vinhomes, VinCity, Vincom (Bất động sản), Vinpearl, Vinpearl Land (Du lịch giải trí); VinMart, VinMart+, VinPro, Adayroi (Bán lẻ); Vinmec, VinFa (Sức khỏe); Vinschool, VinUni (Giáo dục), VinEco (Nông nghiệp); VinFast (Công nghiệp); Vsmart (Công nghệ).
Năm 2018, Vingroup là Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ 6 trong danh sách các doanh nghiệp lớn nhất của nền kinh tế, bao gồm các khối doanh nghiệp: Nhà nước, FDI và tư nhân. Giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup hiện đạt gần 16 tỉ đô la Mỹ.
Trước đó, Đài KBS thông tin, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2, lãnh đạo Triều Tiên sẽ thăm một số cơ sở kinh tế của Việt Nam. Bản tin thời sự của KBS phát ngày 12/2/2019 dành thời lượng gần 2 phút nói về sự kiện đang được cả thế giới chờ đợi, trong đó tập trung phần lớn thời gian phân tích về một số cơ sở kinh tế nổi bật của Việt Nam, nơi có thể sẽ là nơi ông Kim Jong-un cùng phái đoàn Triều Tiên sẽ tới thăm nhân dịp này.