Chiến tranh Trung – Mỹ là điều không tưởng?
Vấn đề chính hiện nay là các kế hoạch cụ thể của Trung Quốc cũng như Mỹ sẽ phải tính toán làm sao để giảm bớt tính chất thù địch ở cả hai phía xuống mức ít nhất có thể. Và hai cường quốc sẽ tránh cuộc chiến đối đầu bằng mọi giá, để họ không rơi vào cảnh phải thấy chính mình đổ máu ở bất cứ chiến trường nào.
Theo một bài viết trên tờ báo thuộc quân đội Trung Quốc, lý do khiến nước này bất lực trong cuộc chiến chống lại 2 tàu sân bay Mỹ trong cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1996 là bởi vì họ không có được sức mạnh “khủng” như cường quốc quân sự số một thế giới đã có.
Mặc dù không tìm kiếm con đường chiến tranh, Trung Quốc vẫn đặc biệt lo sợ sẽ phải dấn thân vào một cuộc chiến lâu dài. Vì thế, nhằm phòng bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, Trung Quốc đang quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự đầy đủ sức mạnh, ít nhất tương đương với Mỹ, đồng nghĩa với việc họ có quyền chiếm ưu thế. Vì thế, Trung Quốc đang xây dựng kế hoạch đường dài và khả năng phòng thủ trước lực lượng tàu sân bay, căn cứ không quân, mạng lưới chỉ huy cũng như vệ tinh do thám hàng đầu của Mỹ.
Hiện Trung Quốc có đủ sức mạnh về cả kinh tế và công nghệ để theo đuổi kế hoạch đòi hỏi sự dài hơi này, chính vì thế, trong sách lược phát triển, chính quyền Bắc Kinh đã đặt ra ưu tiên hàng đầu cho quốc phòng. Quân đội Trung Quốc đang triển khai một số lượng lớn tên lửa (bao gồm cả tên lửa chống tàu sân bay), tàu ngầm khó bị phát hiện, cảm biến tầm xa để theo dõi và nhắm mục tiêu vào các lực lượng Hoa Kỳ, vũ khí chống vệ tinh, mạng lưới kỹ thuật số phối hợp tấn công và vũ khí chiến tranh mạng để có thể làm sụp đổ hệ thống của Mỹ.
Trong khi đó, với việc công bố “trục châu Á” vào năm ngoái, Mỹ đã thể hiện rõ ràng ý định sẽ ngăn chặn sự phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc. Vì khả năng ngăn chặn sự phát triển này là rất khó khăn và tốn kém, các chiến lược gia Lầu Năm Góc đã đưa ra ý tưởng ( được gọi là trận chiến không-hải quân) làm tê liệt mọi khả năng - bao gồm bệ phóng tên lửa, căn cứ không quân, tàu ngầm, các trung tâm chỉ huy và kiểm soát – trước khi chúng được tung ra. Dĩ nhiên, hầu hết các mục tiêu này đều ở Trung Quốc. Song song với kế hoạch chiến tranh của Trung Quốc, kế hoạch của Mỹ được tung ra nhằm tấn công bằng tốc độ, sự giận dữ và những cảnh báo nhỏ.
Việc Trung Quốc và Mỹ lập kế hoạch đối phó lẫn nhau là một trường hợp điển hình cho “cuộc khủng hoảng bất ổn”, trong đó, cái giá của việc chậm chân hơn đối thủ sẽ là sự thất bại nhanh chóng. Mỗi bên đều biết phía bên kia đang nghĩ giống mình, và do đó, tất cả các động thái đều hướng đến việc đánh phủ đầu lên đối thủ trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Chiến tranh, có thể xảy ra, cũng có thể chỉ là giả thuyết. Tuy vậy, vẫn có những tia lửa đủ khả năng đốt cháy cuộc xung đột. Hơn nữa, không phải các tướng lĩnh hay các đô đốc lực lượng quân sự đưa ra quyết định chiến tranh, mà nhà lãnh đạo đất nước làm điều đó. Trong khi một số người tin rằng các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai bên sẽ hết mực gạt đi những căng thẳng và không đưa ra lệnh tấn công phủ đầu thì một số vẫn nghi ngờ rằng cơ quan có chức năng “làm mát” các cuộc chiến sẽ thất bại trong sức nóng của cuộc khủng hoảng và đưa ra những lời khuyên sai lầm tới người đứng đầu của họ.
Đã có những ma sát có thể gây ra một cuộc đối đầu lớn: Trung Quốc quấy rối các tàu Nhật Bản trong tranh chấp biển Hoa Đông có thể kích động tính hiệu lực chương trình hỗ trợ đồng minh Nhật Bản của Mỹ; Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải của các vùng biển trên Biển Đông, sự bất ổn ở bán đảo Triều Tiên có thể buộc cả Trung Quốc và Mỹ phải can thiệp hay việc Đài Loan tuyên bố độc lập… Trong những tình huống như vậy, một sự cố hoặc sai lầm đều có thể biến logic tránh xung đột trở thành logic tránh thất bại, và chiến tranh sẽ bùng nổ.
Trung Quốc và Mỹ lập kế hoạch đối phó lẫn nhau là một trường hợp điển hình cho “cuộc khủng hoảng bất ổn”. |
Quân đội Trung Quốc, dưới sự giám sát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, đã có tiếng nói mạnh mẽ trong các quyết định chiến tranh hay hòa bình, có xu hướng muốn chứng minh rằng Trung Quốc không dễ bị đưa đẩy. Bằng chứng chính là những động thái đe dọa ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông.
Nếu trong một cuộc khủng hoảng, các quan chức quân sự Trung Quốc thông báo với các lãnh đạo chính trị rằng quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho chiến tranh và cơ hội duy nhất giúp Bắc Kinh tránh được thất bại là tấn công phủ đầu – theo kế hoạch đã được phê duyệt, liệu Bắc Kinh có nói không? Các nhà lãnh đạo Mỹ đang chìm ngập trong các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát dân sự, nhưng thực tế là ít hơn so với người đồng cấp Trung Quốc.
Và nếu cùng một lúc, các tham mưu trưởng liên quân Thái Bình Dương của Mỹ tham vấn cho tổng thống nước này rằng người Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu, trừ phi Hoa Kỳ hành động nhanh chóng hơn, liệu Washington có chấp nhận nguy cơ mất tàu sân bay, căn cứ không quân, lực lượng nhân sự và sự tín nhiệm bằng cách ngồi chờ đợi?
Các sự kiện đó là không thể xả ra, nhưng lại không đáng ngờ. Mặc dù các chương trình nghị sự ở cả Trung Quốc lẫn Mỹ đang mắc kẹt với những vấn đề bức xúc, từ hoạt động gián điệp mạng đến viêc kiềm chế tỷ giá, họ phải buổi dành thời gian để tính toán cải thiện các thủ tục và các kênh xoa dịu khủng hoảng, ngăn chặn những tính toán quân sự sai lầm. Bởi những vấn đề không tưởng tượng hết được thường sẽ trở thành những rắc rối không thể tránh khỏi.
Và các nhà lãnh đạo chính trị tại mỗi quốc gia vốn không nên chờ đợi một cuộc khủng hoảng trước khi xem xét kỹ lưỡng kế hoạch chống chiến tranh, khăng khăng tập trung vào các quốc gia mạnh, không suy yếu, ổn định. Khi bị lâm nguy, các kế hoạch giành lại chiến thắng không nên trở thành động cơ cho một cuộc chiến tranh thực sự.