Chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ khiến Trung Quốc hùng mạnh hơn thế nào?

Hãng tin CNN mới đây đã có bài bình luận về cuộc chiến thương mại đang xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như việc cuộc chiến này có thể sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Trung Quốc trong tương lai.

Tại nhà máy của Suzhou Osaitek Photoelectric Technology gần Thượng Hải, thành phố được coi là kinh đô thương mại của Trung Quốc, các kỹ sư tại đây phụ thuộc vào các bộ phận nhập khẩu từ Mỹ mà họ cần để chế tạo thiết bị đo đạc chính xác dành cho ngành sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác.

Mỹ và Trung Quốc đang có một cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng.

Tuy nhiên theo kỹ sư trưởng He Zhongya, doanh nghiệp này đang đẩy mạnh kế hoạch nhằm tự sản xuất các linh kiện trên. Lý do là bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các bộ phận nhập từ Mỹ trở nên quá đắt đỏ.

Ông He cho biết, ban đầu công ty sẽ dần dần chuyển đổi sang sản xuất các linh kiện trong nước, song “cuộc chiến thương mại đã đẩy nhanh quá trình này”.

Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt mức thuế nặng nề đối với hàng trăm tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau. Một số chuyên gia dự báo rằng động thái này sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc phải chịu thiệt hại lớn khi phụ thuộc rất nhiều vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại trong năm nay.

Thế nhưng cuộc chiến này lại đang khuyến khích các công ty và các quan chức Trung Quốc thực hiện những thay đổi có thể khiến nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Cuộc khủng hoảng này đã buộc Trung Quốc phải phát triển nhanh hơn”, ông He nói.

Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấm các công ty Mỹ bán các bộ phận cho tập đoàn sản xuất viễn thông ZTE của Trung Quốc, khiến doanh nghiệp này phải ngừng gần như mọi hoạt động của mình. Động thái này đã cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với công nghệ từ Mỹ.

Trong khi đó ở Trung Quốc, những gì đã xảy ra với ZTE càng khiến họ tin rằng đất nước càng phải độc lập hơn nữa với nước ngoài. “Rất có thể chúng ta sẽ được thấy nhiều quá trình đổi mới hơn nữa ở Trung Quốc”, ông Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho biết.

Tuy nhiên, ông nói rằng việc phát triển các công nghệ hiện đại, ví dụ như chất bán dẫn, trong lúc cắt đứt sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ “rất khó khăn” trong tương lai gần. Đó là vì các công ty Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào vi mạch do Mỹ sản xuất để chế tạo smartphone và mạng điện thoại di động.

Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chế tạo các linh kiện trong nước thay vì phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Một trong những nguyên nhân Mỹ mạnh tay đánh thuế vào hàng Trung Quốc là bởi Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch mạnh bạo nhằm phát triển nền công nghiệp của bản thân mình. Chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc có những hành vi không đúng đắn như đánh cắp sở hữu trí tuệ để có được công nghệ của Mỹ, mặc dù Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.

Ông Kennedy tin rằng sự đi xuống trong quan hệ với Mỹ có thể sẽ buộc Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác nhằm phát triển công nghệ mới với Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và các nước Châu Âu.

Một chuyên gia khác là ông Kenny Liew thuộc công ty nghiên cứu Fitch Solutions của Mỹ cho biết, Bắc Kinh đang đẩy mạnh cải cách trong những lĩnh vực như bảo vệ sở hữu trí tuệ và đang đẩy mạnh phát triển thêm những công nghệ mới trong nước.

Đợt đánh thuế mới của hai nước cũng khiến nhiều người nghi ngờ vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Nhiều công ty nói rằng họ đang xem xét di dời hoạt động sản xuất của mình tới nước khác để tránh những chi phí phát sinh, khiến Trung Quốc buộc phải tìm cách để giảm bớt thiệt hại.

Bắc Kinh từ lâu đã bị chỉ trích vì những chính sách giới hạn không tạo điều kiện cho những công ty nước ngoài tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc và thiên vị các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty nhà nước lớn. Các quan chức Trung Quốc vẫn khẳng định rằng họ sẽ dần mở cửa kinh tế của mình với tốc độ phù hợp. Giờ đây khi chiến tranh thương mại bùng nổ, quá trình này có thể sẽ được đẩy nhanh hơn.

Các chuyên gia và chủ doanh nghiệp trong quá khứ đã nghi ngờ cam kết của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài, song giờ đây phần lớn họ tin rằng chính phủ không có nhiều lựa chọn. “Trung Quốc phải mở cửa thị trường của mình”, ông Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn Alibaba từng nói.

Bắc Kinh đã thực hiện một loạt những bước đi nhằm giúp cải thiện tình hình kinh tế, trong đó có việc giảm thuế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng trước đã cam kết sẽ có những biện pháp nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp.

Nếu biện pháp này cho phép các công ty nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao, thì cũng sẽ buộc công ty Trung Quốc nỗ lực hơn. Ông Aidan Yao, một nhà kinh tế thuộc công ty AXA Investment Managers nhận định thay đổi này có thể “thúc đẩy tính cạnh tranh trong nước về lâu dài” và giúp Trung Quốc có thể “phát triển kinh tế lành mạnh”.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !