Chiến thắng của Donald Trump sẽ có lợi cho cả Mỹ và Nga
Theo tờ báo "Quan điểm", cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra ngày hôm nay 8/11/2016, sau ít giờ nữa được so sánh với cuộc bầu cử ngày 6/11/1860 – thời điểm có thể nhận thấy rõ trong trường hợp ứng cử viên Đảng Cộng hòa Abraham Lincoln (người thậm chí không có tên trong danh sách ứng cử ở các bang miền Nam) giành chiến thắng thì nước Mỹ sẽ bị chia cắt. Điều xảy ra sau đó là các bang miền Nam ly khai khỏi Hợp chủng quốc để hình thành Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Sau này cuộc nội chiến giữa hai miền Nam –Bắc chấm dứt và cũng khôi phục được sự thống nhất đất nước.
Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump và Đối thủ thuộc đảng Dân chủ Clinton. |
Nước Mỹ hiện tại cũng không nằm ngoài hoàn cảnh như vậy, dù cuộc bầu cử có kết quả nào thì nó cũng gây ra sự chia cắt xã hội và sự khủng hoảng hệ thống chính trị. Chiến thắng của bà Clinton chỉ trì hoãn được cuộc nổi dậy phi đảng phái chống lại "bộ máy Washington" đến năm 2020, còn việc ông Trump đắc cử sẽ dẫn đến chiến dịch mạnh mẽ các hành động phá vỡ của người đứng đầu chính phủ đối với tầng lớp thống trị.
Lần gần đây có một cuộc bầu cử gây chia rẽ như thế là năm 1912-khi cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, người đầu tiên trở thành Tổng thống không qua bầu cử, đã không thành công trong cuộc tái tranh cử. Kể từ đó, chưa có ai không qua hệ thống bầu cử mà giành được chiến thắng cả, tất nhiên thực tế thì không phải cái gì cũng phải theo hệ thống, nhưng các ứng cử viên tương đối độc lập tranh cử không qua hệ thống hai đảng là cực hiếm. Và hiện giờ thì ông Donald Trump có khả năng trở thành Tổng thống.
Từ quan điểm của hệ thống chính trị Mỹ, tham vọng trở thành Tổng thống của người đàn ông này mà không qua sự đánh giá của tầng lớp nắm quyền có vẻ như hoàn toàn bất hợp pháp. Tuy nhiên, qua các sự kiện bầu cử của mình, thì một phần tầng lớp thượng lưu Mỹ bằng cách này hay cách khác đã hợp tác với ông , tất nhiên nếu như là họ không thể khắc phục được tư chất tầm thường của vị tổng thống đắc cử.
Cuộc bầu cử đang khơi dậy mối quan tâm lớn của Nga, bởi vì như chúng ta biết tại Mỹ thì đây không chỉ là sự lựa chọn hai ứng cử viên khác nhau về cơ bản. Rõ ràng hầu hết chúng ta đều ủng hộ ông Trump. Ông Trump có mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Tổng thống Putin, một người phản đối chính sách toàn cầu hóa và việc mở rộng không giới hạn của Mỹ ra thế giới cũng như không đồng tình với các thiết lập của Mỹ, điều đó cũng khá đủ lý do có được sự thông cảm ở nước Nga. Rõ ràng là ở Nga không có ai hy vọng rằng ông Trump sẽ trở thành một Tổng thống thân Nga hay các cuộc bầu cử ngày 8/11 tới sẽ thay đổi thực tế chính trị.
Còn nếu bà Clinton đắc cử? Điều này dẫn đến một nhiệm kỳ thứ ba của ông Obama về mặt đường lối đối ngoại của Washington. Mỹ coi trọng việc mở rộng toàn cầu lên trên hết, họ đã đè nén và kìm hãm nước Nga và cố gắng thương lượng ở những khu vực mà nước Nga đang có lợi thế. Mặc dù chẳng trông mong sau nhiều điều nhảm nhí rằng bà Clinton đã chỉ trích ông Putin, thì việc hai vị tổng thống sẽ gặp gỡ và nói chuyện qua điện thoại có thể xây dựng một mối quan hệ công việc bình thường. Nhưng chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai cũng không thay đổi nhiều và bà Clinton sẽ không tạo ra một phiên bản mới của chồng là ông Bill Clinton. Do đó, chiến tranh lạnh giữa hai nước sẽ tiếp tục ở cường độ nhất định.
Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump và Đối thủ thuộc đảng Dân chủ Clinton. |
Bà Clinton sẽ không làm trầm trọng thêm tình hình Ukraine - bao gồm việc kích động một cuộc chiến tranh mới nhằm tiếp tục các chính sách loại bỏ tối đa ảnh hưởng của Moscow tới Kiev. Sự đối đầu với Nga ở Trung Đông sẽ tiếp tục thậm chí là tồi tệ hơn, nhưng sẽ không khơi mào bất kỳ cuộc xung đột vũ trang giữa hai cường quốc trong khu vực. Clinton sẽ cố gắng thắt chặt sự đoàn kết của Liên minh Đại tây dương do đó tất nhiên sẽ có tác động tiêu cựu đến quan hệ với Nga và châu Âu.
Tất cả những điều nói trên là ý định của chính quyền Đảng dân chủ tương lai, nhưng để làm được điều đó sẽ rất khó khăn với Hoa Kỳ dựa trên tình hình quốc tế. Những điều kiện thế giới khách quan của Mỹ trở nên xấu đi do chính quyền Clinton làm suy giảm ảnh hưởng của nước này.
Ngoài ra thì Tổng thống Hillary Clinton có nhiều liên quan đến vần đề chính trị nội bộ, điều này sẽ hạn chế đáng kể sự tham gia của cá nhân bà trong chính sách đối ngoại và làm cho các hoạt động quốc tế phụ thuộc vào các chương trình nghị sự chính trị. Thậm chí nếu ông Trump thừa nhận thất bại thì vấn đề các cuộc nổi loạn phản đối"bộ máy Washington" sẽ chẳng dẫn đến đâu cả, mà trở thành một cuộc nổi dậy lưỡng đảng vì một phần đáng kể những người ủng hộ ông Sanders không quy phục trước Tổng thống H.Clinton.
Những nỗ lực kết tội bà Clinton vì vụ bê bối thư tín chỉ là một trong các thách thức bà sẽ phải đối mặt. Đại hội đảng Cộng hòa mà dưới quyền kiểm soát của đảng này thì sẽ cần nhiều và nhiều hơn nữa những vị trí chống lại phe H.Clinton: một phần là do đảng Cộng hòa cố gắng giữ lại toàn vẹn lực lượng sau cú sốc của ông Trump, người sẽ tiếp tục công kích bà Clinton, mở rộng quy mô chiến dịch chống lại "thành phần cộng hòa phản bội".
Có vẻ như đối với điện Kremlin thì các điểm yếu của Tổng thống H.Clinton lại là điểm lợi nếu như ông Putin theo đuổi những lợi ích địa chính ngắn hạn. Dưới thời Tổng thống H.Clinton thì Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề đang là căn bệnh vô phương cứu chữa. Do đó phải thận trọng trong vấn đề dịch chuyển của đồng Đô la trên nền kinh tế thế giới, sự suy giảm nhanh chóng của các kim tự tháp đồng Đô la sẽ không chỉ phá vỡ nước Mỹ, mà còn gây ra một cơn sóng thần toàn cầu.
Điện Kremlin đã hoạch định các chiến lược do đó họ không quan tâm đến nhiệm kỳ bốn năm của "một bà Hillary dễ bị tổn thương." Những điều này không phải do lòng tham của ông Putin mà là dựa trên tình hinh quốc tế hiện nay.
Logic các sự kiện thế giới và Mỹ sẽ dẫn đến chiến thắng của ông Donald Trump ngay thời điểm này hoặc là "một ông Trump mới" vào năm 2020. Các cuộc nổi dậy của tầng lớp trung lưu chống lại các cơ sở toàn cầu hóa ở Mỹ là sự phản ánh việc các cường quốc thế giới nổi loạn chống lại sự thống trị của Mỹ trên thế giới và tham vọng của Mỹ để tham gia lãnh đạo toàn cầu- và câu hỏi là tại sao chúng ta lại phải chờ đợi thêm bốn năm nữa trong khi có thể bắt đầu thay đổi tình hình ngay bây giờ?
Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ Clinton và đối thủ Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa.. |
Chiến thắng của ông Trump sẽ không thay đổi các chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như nó sẽ không phá vỡ "bộ máy Washington." Nhưng đằng sau ông Trump là một bộ phận tầng lớp thượng lưu Mỹ hoàn toàn hiểu rõ sự cần thiết phải thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ với nước ngoài. Đây không chỉ là vần đề cấp thiết của họ mà nó còn là của đại đa số những người Mỹ thầm lặng khác. Chúng ta đang chứng kiến một nỗ lực bắt đầu cải cách trước khi nó trở nên quá muộn.
Do đó việc bầu cho ông Trump là lợi ích của chính nước Mỹ và Nga cũng có quan điểm đó là lợi ích của quốc gia này. Bởi khi đó có thể thương lượng và tranh luận , cạnh tranh với Mỹ-một quốc gia vẫn được coi là mạnh nhất thế giới. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn tự cho mình là một "quốc gia đặc biệt."
Nhưng về nguyên tắc chúng ta không thể nghiêm túc đàm phán với Hoa Kỳ, một nước đóng vai trò tiên phong trong toàn cầu hóa, tự coi mình là trung tâm lắp ráp, điều khiển "nền nhân loại mới". Và rõ ràng là bà Clinton sẽ đi theo chính xác con đường này.
Còn về ông Trump? Liệu ông này có thể từ bỏ các phát ngôn và khẩu hiệu của mình để phá vỡ hoặc tiếp tục toàn cầu hóa? Tất nhiên điều này có thể xảy ra. Nhưng ít nhất thì có một sự cố gắng thay đổi cơ chế hoạt động của "Cỗ máy Washington" đó là việc thảo luận với ông Putin. Đây là một điều quan trọng.
Nga không hẳn đang chờ đợi ở ông Trump mà chỉ đơn giản là không hy vọng gì vào bà Clinton. Trông mong vào những nỗ lực của ông Trump thì cũng chẳng làm thất vọng ngay cả cuối cùng không nhận được bất kỳ điều gì quan trọng. Nhưng ít nhất thì Hoa kỳ dưới thời ông Trump hoặc là sau đó cũng sẽ cam kết thực hiện các thay đổi. Về mặt này thì Mỹ đơn giản là sẽ không có sự lựa chọn nào.