Chiếc túi đen bí ẩn không bao giờ rời xa tổng thống Mỹ quá 1m

Các nhân viên quân sự gọi “vật này” là “quả bóng”. Tên chính xác hơn là “chiếc cặp phản ứng khẩn cấp của Tổng thống”. Dù cho được gọi là gì, những thứ chứa trong chiếc túi da đen nhỏ bé làm bằng kim loại đó không bao giờ rời xa Tổng thống Mỹ quá 1m.

Chiếc cặp đen này chứa thiết bị cho phép vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ có thể ra lệnh tấn công hạt nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi vấn đề về quyền quyết định này luôn là đề tài nóng cũng như có rất nhiều bình luận gần đây của công chúng về việc ai là người tốt nhất có thể gánh được trách nhiệm to lớn này.

Đây là trọng trách đặt lên vai của các Tổng thống Mỹ kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong suốt cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Tổng thống John F. Kennedy đã nhìn thấy trước được những tình huống khó khăn khi cân nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Kennedy muốn làm rõ những việc mà ông có thể xử lý và đặc biệt quan ngại việc ông có thể làm gì khi đang không có mặt tại Nhà Trắng mà nhận được thông tin buộc phải tiến hành một cuộc tấn công phản kích ngay lập tức.

Khi đó, cố Tổng thống Kennedy đã đặt ra câu hỏi rằng, ông nên làm gì nếu nhận được tin tức buộc ông phải đưa ra kết luận tiến hành tấn công quân sự ngay tức thì? Và liệu Hệ thống hoạt động khẩn cấp có cho phép Tổng thống làm việc đó từ một nơi nào đó trên thế giới, bên ngoài nước Mỹ, mà không cần tham vấn Bộ trưởng Quốc phòng hay không? Nếu ông có thể kết nối với Phòng Chiến tranh ở Lầu Năm góc để yêu cầu tấn công, thì ông sẽ nói gì? Và người nhận được chỉ thị đó sẽ làm như thế nào để truyền đạt lại mệnh lệnh của Tổng thống để không có bất kỳ sự trì hoãn nào?

Để trả lời cho những câu hỏi đó, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chỉ thị cho lực lượng của mình thiết kế ra chiếc túi phản ứng trong trường hợp khẩn cấp này. Chiếc cặp da đặc biệt này gồm bốn vật dụng: một quyển sách tối mật (còn gọi là “sách đen”) chứa những lựa chọn phản ứng; một danh sách các địa điểm tuyệt mật trên khắp nước Mỹ nơi Tổng thống có thể đến trú ẩn trong hoặc sau khi tiến hành tấn công hạt nhân (Tổng thống George W. Bush đã sử dụng danh sách này trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9);  một cuốn sách nhỏ miêu tả các thiết bị của hệ thống cảnh báo khẩn cấp; và một tấm card có chứa mật mã xác nhận.

Chiếc túi đen bí ẩn không bao giờ rời xa tổng thống Mỹ quá 1m - ảnh 1

Chiếc túi da đen chứa mật mã hạt nhân luôn sát cánh bên Tổng thống Mỹ.

Chiếc cặp da này thường do các phụ tá quân sự của Tổng thống mang theo và luôn luôn ở trong tầm mắt của ông chủ Nhà Trắng để phòng ngừa mọi tình huống mà phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Nếu trường hợp đó xảy ra, Tổng thống Mỹ sẽ yêu cầu người phụ tá quân sự mở chiếc va li và ban bố lệnh cảnh báo tới Tổng tham mưu trưởng Liên quân. Khi tình huống này xảy ra, người đứng đầu nước Mỹ sẽ cân nhắc lựa chọn việc sử dụng vũ khí hạt nhân từ ba phương tiện: tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom nguyên tử hoặc tên lửa liên lục địa (ICBMS) và sau đó sẽ quyết định tiến trình của hành động.

Người phụ tá sau đó sẽ kết nối cho Tổng thống với Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia Mỹ (NMCC) tại Lầu Năm Góc và nhanh chóng cung cấp cho Tổng thống một mã đặc biệt trên tấm card nhựa. Hầu hết các Tổng thống Mỹ sẽ giữ tấm thẻ đó, còn được gọi với cái tên là “bánh quy”, trong suốt thời gian tại nhiệm của mình.

Khi tình huống chiến tranh xảy ra, mật mã trên tấm thẻ của Tổng thống sẽ được xác nhận bởi Bộ trưởng Quốc phòng hay một sĩ quan phụ trách tại NMCC và người đứng đầu Nhà Trắng khi đó sẽ có thể ra lệnh tấn công. Tổng thống Mỹ luôn có quyền ra lệnh tấn công, với nhiều lựa chọn khác nhau, từ việc phóng tên lửa tới việc công kích trên quy mô lớn từ một trong “bộ ba” vũ khí của Mỹ là máy bay ném bom, tàu ngầm hoặc tên lửa.

Nhóm phụ tá quân sự của Tổng thống Mỹ bao gồm năm thành viên, đại diện cho mỗi lực lượng và luân phiên nhau 24/7 bên cạnh Tổng thống tại trụ sở ở Nhà Trắng. Tất cả các nhân viên này đều được huấn luyện để đảm bảo vị Tổng tư lệnh quân đội có thể vận hành được chức năng này một cách trơn tru vào bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Họ luôn phải có mặt bên cạnh “ông chủ” của mình chỉ trong vài phút, cũng như cùng ngồi máy bay với Tổng thống Mỹ. Các phụ tá này được huấn luyện các kỹ năng liên lạc cũng như thực hành trên mọi bối cảnh khác nhau, trước và trong suốt chuyến đi của Tổng thống. Nói tóm lại, họ luôn được chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ người đứng đầu Nhà Trắng thực hiện trách nhiệm của mình.

Các thao tác quân sự phải được tiến hành một cách chính xác và thuần thục, đặc biệt là khi phải đối mặt với nhiều rủi ro cao. Thượng tướng nghỉ hưu Mark Hertling, chuyên gia về khủng bố, tình báo và an ninh quốc gia Mỹ, cho CNN biết, khi làm việc tại Lầu Năm Góc, ông đã tham gia vào các cuộc tập luyện kỹ năng này và chứng kiến những yêu cầu cực kỳ cao đối với người được chọn làm phụ tá cho Tổng thống.

Ông cho biết: “Là một cựu quân nhân, tôi biết các yêu cầu đối với một nhà lãnh đạo chiến lược cũng như mức độ nghiêm trọng của các quyết định khó khăn mà một Tổng thống, một vị Tổng tư lệnh quân đội phải đối mặt. Tôi cũng biết rằng người làm việc tại Phòng Bầu dục cần phải có một phán đoán chính xác và thái độ đúng mực, một kinh nghiệm, trí thông minh cũng như tính cách vượt trội để có thể đưa ra quyết định cần thiết liên quan tới vũ khí hạt nhân, cùng với những vấn đề khủng hoảng khác”.

Vị tướng này cũng cho rằng làm Tổng thống Mỹ cần phải có một cái đầu lạnh để đối mặt với những áp lực nói trên và trong mọi hoàn cảnh, ông/ bà cần phải bình tĩnh để nhận diện các thông tin xung đột, đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của tình hình và cần phải sẵn sàng lắng nghe các chuyên gia và những cố vấn hàng đầu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Một khi quyết định đã đưa ra, nếu “chiếc nút” hạt nhân đã được khởi động thì sẽ rất khí để làm lại.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !