Chỉ cần làm điều này 30 giây sau đẻ, bạn có thể mang điều kỳ diệu đến cho con

Ở trẻ sơ sinh, trì hoãn kẹp dây rốn trong ít nhất 30 giây sẽ làm giảm xuất huyết trong não thất, thiếu máu, và giảm nhu cầu truyền máu. Vì vậy hãy đề nghị bác sĩ hỗ trợ mẹ con bạn thời khắc này!
Chỉ cần làm điều này 30 giây sau đẻ, bạn có thể mang điều kỳ diệu đến cho con - ảnh 1

Bác sĩ Trần Vũ Quang

Bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho biết: “Trước đây tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo “xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ”, bao gồm: Sử dụng Oxytocin, kẹp cắt dây rốn sớm và kéo dây rốn có kiểm soát nhằm giảm lượng máu mất sau sinh hay phòng ngừa băng huyết sau sinh. 

Nhưng hiện nay, việc kẹp và cắt dây rốn của trẻ muộn hơn lại có các tác dụng trông thấy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh nhận thấy trong phút đầu tiên sau khi sinh, lượng máu được truyền từ bánh nhau sang trẻ sơ sinh qua dây rốn khoảng 80 ml và có thể lên tới 100 ml trong thời gian 3 phút sau sinh.

Lượng máu tăng thêm này có thể cung cấp một lượng chất sắt tương ứng khoảng 40 đến 50 mg/kg cân nặng của trẻ, đồng thời cùng với lượng chất sắt của cơ thể tương ứng khoảng 75 mg/kg cân nặng có thể giúp trẻ sinh đủ tháng ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt trong năm đầu đời".

Bác sĩ Quang cho biết, việc cắt dây rốn chậm ở nước ngoài đã được tiến hành bình thường với các ca sinh thường và đang tăng lên ở ca sinh mổ. Tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ một số bệnh viện bắt đầu thực hiện.

Lợi ích không chỉ là việc tăng thời gian cung cấp máu mà theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Cứu hậu và Phục hồi Tuổi thọ của Đại học South Florida, việc này còn mang lại nhiều lợi ích cho con.

Lợi ích bao gồm: Trẻ sơ sinh nhận được tế bào gốc có ích có nhiều tính chất điều trị so với khi kẹp dây và tắt dòng chảy của tế bào gốc.

Ở trẻ sơ sinh, trì hoãn kẹp dây rốn trong ít nhất 30 giây sẽ làm giảm xuất huyết trong não thất, giảm thiếu máu, và giảm nhu cầu truyền máu.

Việc nhận máu từ dây rốn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác của trẻ, bao gồm suy hô hấp, bệnh phổi mãn tính và bệnh về mắt. Kẹp rốn trễ cũng đảm bảo rằng một em bé nhận được các yếu tố đông máu quan trọng.

Thứ hai: Với việc tiếp xúc da kề da của trẻ sơ sinh với người mẹ ngay những phút đầu tiên, bác sĩ Quang cho biết, điều này sẽ giúp gia tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, biết tìm vú mẹ sớm hơn và khả năng bú mẹ khỏe hơn. Tâm lý của người mẹ cũng giảm bớt đi sự lo lắng và nỗi đau khi phải vượt cạn một mình.

Thứ ba: Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là phòng ngừa băng huyết sau sinh. Thực tế ghi nhận tình trạng chảy máu sau khi sinh là nguyên nhân hàng đầu có nguy cơ gây tử vong cho người mẹ, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Mặc dù bác sĩ có thể tiên lượng trước được nguy cơ chảy máu sau khi sinh nhưng thực tiễn có đến 90% các trường hợp xảy ra trên sản phụ không có yếu tố nguy cơ nào.

Vì vậy để phòng ngừa tình trạng chảy máu sau khi sinh, Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế ICM (international confederation of midwives) và Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế FIGO (federation international de genecologie et obstetrique) đã khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ với 3 can thiệp chính gồm: Tiêm bắp thịt thuốc oxytocin cho người mẹ ngay sau khi trẻ được sinh ra, kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung của người mẹ cứ mỗi 15 phút một lần trong 2 giờ đầu sau khi sinh.

Khánh Ngọc

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !