Chỉ 9 em đến trường sau ngày thứ hai mở cửa: Vẫn hỗ trợ tốt nhất cho học sinh không đến trường

Dù được mở cửa đón học sinh lớp 12 quay lại trường, tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại nên vẫn không đồng ý cho con học trực tiếp; trường vẫn vắng bóng học sinh.

Bắt đầu từ ngày 6/12, học sinh lớp 12 ở Hà Nội được phép đến trường học trực tiếp sau hơn 7 tháng học online. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều trường nằm ở "điểm nóng" vùng dịch, phụ huynh lo lắng nên một số trường ở Hà Nội có rất ít học sinh tới lớp.

Điển hình như Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong 3 ngày qua trường đã tổ chức dạy học trực tiếp theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT nhưng chỉ có 10% học sinh đến trường đi học. Cụ thể ngày 6/12 có 33 học sinh, ngày 7/12 có 9 học sinh, và sáng nay (8/12) có 27 học sinh đi học.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Theo đại diện Trường THPT Trần Nhân Tông, mặc dù nhà trường rất muốn học sinh đi học trực tiếp nhưng bố mẹ không muốn cho con đến lớp. Ban giám hiệu trường và giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức họp phụ huynh tư vấn tâm lý nhưng phụ huynh bày tỏ nguyện vọng con phải được tiêm xong 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19.

Bên cạnh đó, trên địa bàn quận đang "nóng", 2 ngày qua có 4 học sinh của trường là F0, dù các em không đi học nhưng cha mẹ cũng lo lắng xin cho con tiếp tục học online ở nhà.

Trường THPT Trần Nhân Tông nằm ở địa bàn cấp độ 2 về dịch bệnh nên đủ điều kiện dạy học trực tiếp theo hướng dẫn của thành phố. Tuy nhiên, trường có nhiều học sinh cư trú ở khu vực lân cận dịch bệnh vẫn phức tạp, nhiều ổ dịch phát sinh như phường Phố Huế (cấp độ 3); không ít học sinh ở khu vực phong tỏa hoặc phải đi cách ly y tế.

Tính đến thời điểm này, học sinh của trường có đến 12 em F0.

Được biết, khi TP Hà Nội có quyết định cho học sinh đi học trở lại, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 9 phụ huynh của trường THPT Trần Nhân Tông có ý kiến đồng ý cho con em trở lại trường.

Hỗ trợ tốt nhất cho học sinh

Hiện nay, với những học sinh chưa quay lại trường, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã chỉ đạo thầy cô kết nối trực tuyến hoặc giao cho học sinh ở các tổ, nhóm để hỗ trợ, hướng dẫn các bạn. Mục tiêu của trường là đảm bảo cho học sinh của trường đều được học thật tốt.

Quan điểm của trường THPT Trần Nhân Tông nói riêng và các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn Hà Nội là chấp hành nghiêm văn bản chỉ đạo của Thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội nên dù chỉ có một học sinh đi học thì cũng phải có giáo viên giảng dạy, nhà trường vẫn quyết định mở cửa trường đón các em với các phương án phòng dịch kỹ càng.

Tại THPT Trần Nhân Tông, giáo viên dạy khối 12 có tiết dạy theo thời khóa biểu vẫn phải có mặt đầy đủ ở trường để sẵn sàng dạy trực tiếp, nếu học sinh không đến học thì chuyển sang dạy trực tuyến ngay tại lớp học. Nhà trường hỗ trợ cho mỗi giáo viên 200.000 đồng để mua thêm gói cước 3G, đề phòng mạng internet ở trường quá tải hoặc chập chờn.

Do quá ít học sinh trở lại trường nên nhiều lớp giáo viên ngồi trên bục giảng dạy trực tuyến nhưng ở dưới không có học sinh nào, với những lớp này thì giáo viên chuyển sang dạy trực tuyến như từ khi khai giảng năm học đến nay.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !