Chết sớm vì bệnh văn phòng
Các chuyên gia Mỹ khẳng định công việc trong văn phòng thực sự nặng nhọc và có hại cho sức khỏe.
Trái tim, các cơ vùng mông và đôi mắt là những thứ bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất vì công việc gắn liền với bàn giấy. Một bác sĩ tim mạch, một huấn luyện viên thể dục và một chuyên gia nhãn khoa đã phân tích và đưa ra những lời khuyên cho giới văn phòng trên tờ Daily Mail.
Tiến sĩ– bác sĩ Allan Steward, Trưởng Khoa Phẫu thuật động mạch, Trường Y khoa Icanhn ở Mount Sinai (New York, Mỹ):
Những yếu tố chính tác động tới trái tim bao gồm: bạn có xu hướng ăn thực phẩm ít lành mạnh hơn, bao gồm các bữa ăn nhanh và ăn vặt; ít vận động làm tăng lưu thông acid béo và cholesterol vào tim, tăng nguy cơ đau tim; ngồi lâu làm cơ thể tăng đề kháng insulin – nguyên nhân gây tiểu đường; bạn tích trữ nhiều mỡ trắng ở bụng và các vị trí khác; gia tăng nguy cơ bệnh lý tắc nghẽn ở phổi.
Theo bác sĩ Allan Steward, cho dù bạn có đến phòng tập 4 ngày/tuần, bạn vẫn không bù đắp được 6 giờ ngồi văn phòng mỗi ngày.
Nhưng bạn có cách bù đắp khác, đó là hãy cố đứng lên mọi khi có thể: lấy nước uống, gọi điện thoại; cố nghỉ giải lao sau mỗi giờ; đi bộ đến chỗ đồng nghiệp để trao đổi thay vì chat… Nếu làm việc ở nhà, hãy thử đem laptop của bạn đặt lên máy chạy bộ, vừa tập vừa tranh thủ, hoặc dùng quả bóng thể dục thay cho ghế và thỉnh thoảng làm một động tác nào đó.
Huấn luyện viên Moe Widdi đến từ New York Health & Racquet Club (Mỹ):
Công việc văn phòng gây hại cho cột sống, xương khớp, nhất là khi bạn không ngồi thẳng lưng. Tư thế ngồi cong lưng cũng làm tăng nguy cơ các cơn đau cơ do ngồi nhiều và bệnh đường hô hấp. Áp lực lên "bàn tọa" tăng cao cũng làm cơ mông kém khỏe và vòng 3 bị phẳng đi.
Để khắc phục, bạn có thể tập bài tập trượt tường (wall silde) hoặc trượt tường ngược (serratus wall silde) với một vòng dây buộc hai cổ tay và cố đưa hai tay lên càng cao càng tốt.
Công việc văn phòng có hại hơn bạn tưởng- ảnh minh họa từ Internet |
Tiến sĩ– bác sĩ Allan Steward, Trưởng Khoa Phẫu thuật động mạch, Trường Y khoa Icanhn ở Mount Sinai (New York, Mỹ):
Những yếu tố chính tác động tới trái tim bao gồm: bạn có xu hướng ăn thực phẩm ít lành mạnh hơn, bao gồm các bữa ăn nhanh và ăn vặt; ít vận động làm tăng lưu thông acid béo và cholesterol vào tim, tăng nguy cơ đau tim; ngồi lâu làm cơ thể tăng đề kháng insulin – nguyên nhân gây tiểu đường; bạn tích trữ nhiều mỡ trắng ở bụng và các vị trí khác; gia tăng nguy cơ bệnh lý tắc nghẽn ở phổi.
Theo bác sĩ Allan Steward, cho dù bạn có đến phòng tập 4 ngày/tuần, bạn vẫn không bù đắp được 6 giờ ngồi văn phòng mỗi ngày.
Nhưng bạn có cách bù đắp khác, đó là hãy cố đứng lên mọi khi có thể: lấy nước uống, gọi điện thoại; cố nghỉ giải lao sau mỗi giờ; đi bộ đến chỗ đồng nghiệp để trao đổi thay vì chat… Nếu làm việc ở nhà, hãy thử đem laptop của bạn đặt lên máy chạy bộ, vừa tập vừa tranh thủ, hoặc dùng quả bóng thể dục thay cho ghế và thỉnh thoảng làm một động tác nào đó.
Huấn luyện viên Moe Widdi đến từ New York Health & Racquet Club (Mỹ):
Công việc văn phòng gây hại cho cột sống, xương khớp, nhất là khi bạn không ngồi thẳng lưng. Tư thế ngồi cong lưng cũng làm tăng nguy cơ các cơn đau cơ do ngồi nhiều và bệnh đường hô hấp. Áp lực lên "bàn tọa" tăng cao cũng làm cơ mông kém khỏe và vòng 3 bị phẳng đi.
Để khắc phục, bạn có thể tập bài tập trượt tường (wall silde) hoặc trượt tường ngược (serratus wall silde) với một vòng dây buộc hai cổ tay và cố đưa hai tay lên càng cao càng tốt.
Động tác dựa tường |
Tư thế khởi động của trượt tường ngược. Thực hiện bằng cách đưa tay lên cao nhất có thể, vẫn giữ lưng thẳng và tay bám sát tường |
Tiến sĩ Randy McLoughlin (chuyên gia khúc xạ, Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ):
Màn hình không làm bạn mù nhưng gây ra hiện tượng tăng nhãn áp vì bạn phải tập trung quá nhiều vào một thứ quá gần mắt.
Cách bù đắp khá đơn giản: mỗi 20-30 phút, hãy cho mắt bạn nghỉ ngơi bằng cách nhìn đi chỗ khác khoảng 30 giây. Các thuốc nhỏ mắt thông dụng (loại không cần toa) cũng hữu ích, giúp giảm khô và căng thẳng ở mắt. Bạn cũng nên kiểm tra mắt 2 năm/lần.
Theo nld.com.vn
Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.
1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.