Châu Phi ‘bừng tỉnh’, đòi Trung Quốc trả lại việc làm

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cung cấp cho châu Phi hàng tiêu dùng giá rẻ, xây dựng đường xá và trường học khi đầu tư khai thác tài nguyên ở đây; tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Phi hiện nay lại đang đòi hỏi Trung Quốc đem lại điều mà người dân ở đây mong muốn nhất, đó là việc làm.

Từ Pretoria đến Abuja, chính phủ đã bắt đầu bày tỏ sự thất vọng về việc Trung Quốc sử dụng châu Phi như là một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường tiêu thụ hàng hóa và cho rằng việc này có thể ngăn cản hàng tỷ người dân của châu lục này thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Châu Phi ‘bừng tỉnh’, đòi Trung Quốc trả lại việc làm - ảnh 1

Công nhân châu Phi đang làm việc tại một công trường.

Một báo cáo gần đây của Ủy ban Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc (UNECA) nhấn mạnh nguy cơ rằng, mối quan hệ của lục địa này với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể bóp nghẹt những nỗ lực xây dựng công nghiệp hóa.

Thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã tăng vọt từ 10 tỷ USD năm 2000 đến khoảng 200 tỷ USD vào năm 2013, 4 năm sau khi vượt Mỹ trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất tại đây.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Phi, hầu hết các khoáng sản khai thác ở châu Phi được xuất khẩu là nguyên liệu thô, có nghĩa việc làm và lợi ích từ việc xử lý chúng lại được  tạo ra ở những nơi khác.

Trong khi đó, một loạt các sản phẩm của Trung Quốc đã làm suy giảm quá trình công nghiệp hóa ở đây kể từ năm 1980. Theo tổ chức Brenthurst Foundation, một trung tâm chuyên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế châu Phi, có trụ sở tại Johannesburg, riêng ngành dệt may của châu Phi  đã bị mất tới 750.000 việc làm trong thập kỷ qua.

Ngay cả cường quốc sản xuất của lục địa này là Nam Phi cũng có tới 40% giày dép và các loại vải đến từ Trung Quốc.

Châu Phi ‘bừng tỉnh’, đòi Trung Quốc trả lại việc làm - ảnh 2
Một người đàn ông Sudan đang xem sản phẩm của Trung Quốc tại Hội chợ Thương mại quốc tế Khartoum tại thủ đô Khartoum của Sudan.

Thể hiện sự lo ngại của nhiều chính phủ châu Phi, năm ngoái Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã thẳng thừng cảnh báo rằng, mô hình không cân bằng thương mại này là "không bền vững".

Alex Vines, Chủ tịch chương trình Châu Phi tại Viện nghiên cứu Chatham House cho biết: "Mối quan hệ được ‘lãng mạn hóa’ giữa đầu tư của Trung Quốc và châu Phi đã không còn nữa. Với dân số trẻ nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, áp lực chính đối với các chính phủ châu Phi là cung cấp công ăn việc làm. Việc người Trung Quốc lấy những công việc đó là không có lợi".

Với việc châu Phi cung cấp tới một phần ba nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc, phần lớn là từ Angola, UNECA nhấn mạnh nguy cơ dẫn tới "Căn bệnh Hà Lan", khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa.

Châu Phi ‘bừng tỉnh’, đòi Trung Quốc trả lại việc làm - ảnh 3
Một quầy hàng đồ Trung Quốc tại châu Phi

Thậm chí một nhà máy chế biến đậu phộng ở Senegal, một quốc gia Tây Phi khô cằn, không xuất khẩu nhiều tài nguyên cũng phải đối mặt với việc suy giảm sản xuất khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc mua đậu phộng và gửi về Trung Quốc.

Những nỗ lực chẳng hạn như cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến của Gabon và Mozambique cũng không có kết quả. Theo Reuters, tại Gabon,  ước tính có khoảng 60% gỗ xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc.

Hồi tháng Ba, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Lamido Sanusi nhận định rằng việc khai thác tài nguyên từ châu Phi của Trung Quốc đã có tất cả các thuộc tính của "chủ nghĩa thực dân".

Phản ứng với những lời chỉ trích như trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du 6 ngày tới châu Phi  để nhấn mạnh rằng nước ông đang tìm kiếm sự hợp tác hai bên cùng có lợi.

Phát biểu tại Cộng Hòa Congo, ông nói: "Sự phát triển của Trung Quốc sẽ là một cơ hội chưa từng có đối với Châu Phi, và sự phát triển của châu Phi cũng có vai trò tương tự đối với đất nước tôi".

Bắc Kinh đã cung cấp rất nhiều vốn cho lục địa đang khát đầu tư này. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Châu Phi và Bắc Kinh cũng đã hứa sẽ cho châu lục này vay tới 20 tỷ USD trong 3 năm tới.

Tuy nhiên, theo Reuters, số tiền này được chi tiêu nhiều cho hàng hóa của Trung Quốc và các cơ sở hạ tầng do Trung Quốc xây dựng. Hơn nữa, các công ty Trung Quốc thường dùng công nhân người Trung Quốc.

Số lượng người Trung Quốc ở châu Phi đã tăng gấp 10 lần trong vòng 20 năm qua, ước tính khoảng 1 triệu người. Từ những người bán hàng ở Malawi đến các khu gái mại dâm ở Cameroon, nhiều người châu Phi phàn nàn rằng sự cạnh tranh của người Trung Quốc làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn.

Không giống như những người nhập cư phương Tây, Theo Tổ chức lao động Thế giới, cộng đồng người Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ tầng lớp nghèo nhất của xã hội Trung Quốc và họ cạnh tranh việc làm trực tiếp với người châu Phi.

Tháng trước, tại Ghana, căng thẳng đã leo thang thành bạo lực khi cảnh sát và người dân tấn công những thợ khai thác vàng của Trung Quốc.  Nhiều người Trung Quốc đã bị đánh đập và khoảng 200 người đã bị trục xuất.

Dù có những chỉ trích từ các quốc gia châu Phi, nhưng Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư ở châu Phi. Trung Quốc đang thành lập Các khu Kinh tế Đặc biệt ở châu lục này.

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !