Chất lượng điều trị đột quỵ ở BV Đà Nẵng tiệm cận với chuẩn vàng thế giới!

BV Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên ở miền Trung – Tây Nguyên vinh dự được Hội Đột quỵ thế giới trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng".

Chiều 9/1/2020, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện (BV) Đà Nẵng vinh dự được trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ thế giới. PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM được ủy thác đại diện Hội Đột quỵ thế giới trao chứng nhận này cho Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng.

Lễ đón nhận bằng“Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ thế giới trao cho BV Đà Nẵng chiều 9/1 (Ảnh: HC)

Như vậy, cùng với 4 trung tâm ở hai đầu Nam – Bắc (BV Nhân Dân 115, BV Đại học Y Dược TP.HCM, BV Quân đội 108, BV Đồng Nai), Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đạt được chứng nhận vinh dự này.

PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Thắng cho hay, chương trình chứng nhận chuẩn điều trị của các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ được Ủy ban chấp hành Hội Đột quỵ Châu Âu thành lập năm 2007 và sau này được phát triển, duy trì bởi Hội Đột quỵ thế giới nhằm thiết lập các tiêu chuẩn trong điều trị đột quỵ, cải thiện chất lượng và thống nhất trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, giảm bớt sự chênh lệch trong điều trị đột quỵ giữa các quốc gia.

Để đạt được các tiêu chuẩn này, các trung tâm phải thỏa mãn một loạt tiêu chí khắt khe về quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ cấp, khả năng huấn luyện con người, trang thiết bị chẩn đoán, sự phối hợp giữa các khoa liên quan trong quá trình điều trị bệnh nhân…

“Tiêu chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ là thước đo để các đơn vị đột quỵ biết vị trí của mình đang ở đâu, là động lực để các đơn vị phấn đấu, nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ. Một BV ở Việt Nam đạt được “chuẩn vàng” của Hội Đột quỵ thế giới tức là chất lượng điều trị đột quỵ ở BV đó được chứng nhận tiệm cận với chuẩn vàng chất lượng điều trị của thế giới!” - BS. Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh.

BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết, để được trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ thế giới, BV Đà Nẵng phải đạt 7 tiêu chí: Thời gian nhập viện đến khi được điều trị tái thông dưới 60 phút; Tỷ lệ điều trị tái thông 5-15%, trong tổng số bệnh nhân nhập viện; Tỷ lệ bệnh nhân được chụp MRI/CT Scanner trên 85%; Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu khi xuất viện trên 80%; Tỷ lệ bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông khi xuất viện trên 80%; Tỷ lệ bệnh nhân được tầm soát rối loạn chức năng nuốt tại khoa đột quỵ trên 80%; Bệnh nhân đột quỵ cần được điều trị tại đơn vị đột quỵ hoặc phòng hồi sức tích cực trong suốt thời gian nhập viện.

Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng với nòng cốt là khoa Đột quỵ được thành lập tháng 4/2019 (tiền thân là Đơn vị Đột quỵ trực thuộc khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc) kết hợp cùng các đơn vị, khoa phòng liên quan như: Khoa Cấp cứu - khám bệnh, Đơn vị can thiệp thần kinh (khoa Chẩn đoán hình ảnh), Khoa Ngoại Thần kinh, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Đông Y … phụ trách việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đột quỵ.

Theo thống kê, hàng năm BV Đà Nẵng tiếp nhận điều trị cho khoảng 4.000 bệnh nhân đột quỵ, trong đó có khoảng 80% trường hợp bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não. Trong nhóm này, khoảng 5 - 10% bệnh nhân nhập viện còn trong giờ vàng và được điều trị tái thông (thuốc tiêu huyết khối và can thiệp mạch).

PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam (trái) được ủy quyền trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ thế giới cho BV Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Năm 2019, sau khi đăng ký tham gia chương trình theo dõi của Hội Đột quỵ thế giới, Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng đã cập nhật thông tin điều trị bệnh nhân một cách thường xuyên, liên tục. Nhờ vậy chất lượng điều trị không ngừng được cải thiện.

“Một số tiêu chí của Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng thậm chí vượt hơn tiêu chuẩn vàng và chạm mốc tiêu chí bạch kim của Hội Đột quỵ thế giới. Đặc biệt có thể kể đến là tiêu chí “thời gian bệnh nhân được nhận điều trị tái thông kể từ lúc nhập viện”, ở BV Đà Nẵng hiện tại thời gian này trung bình chỉ khoảng hơn 40 phút.

Một số trường hợp bệnh nhân được điều trị tái thông chưa đầy 30 phút sau khi nhập viện. Đối với điều trị đột quỵ cấp, thời gian là một yếu tố vô cùng quan trọng, điều trị càng sớm bệnh nhân càng được hưởng lợi, cải thiện dự hậu về sau. Điều này ghi nhận nỗ lực rất lớn của đội ngũ y bác sĩ, nhân viện y tế bệnh viện trong công tác điều trị cấp cứu đột quỵ cấp!”, BS Nhân cho biết thêm

Ngoài ra một tiêu chí quan trọng khác là tỉ lệ bệnh nhân được điều trị tái thông. So với tiêu chuẩn vàng là 5% thì hiện tại BV Đà Nẵng đã đạt 8%. Hiện BV Đà Nẵng đang tiếp tục cố gắng đẩy mạnh thông tin, truyền thông cho cộng đồng về đột quỵ, góp phần nâng cao tỉ lệ bệnh nhân được điều trị tái thông, giúp cải thiện hơn nữa chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ.

Theo Bs. CK II. Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc BV Đà Nẵng, Trưởng khoa Đột quỵ, để làm được những điều trên, lãnh đạo BV Đà Nẵng đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như nhân lực để thành lập Khoa Đột quỵ, đồng thời cử các ekip can thiệp thần kinh đi đào tạo ở các trung tâm hàng đầu Việt Nam cũng như nước ngoài trong thời gian dài.

Cùng với đó, BV Đà Nẵng đã kết hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 xây dựng Quy trình báo động đỏ ngoại viện, hỗ trợ các BV tuyến dưới thiết lập quy trình điều trị đột quỵ cấp. Đồng thời, để phục vụ cho công tác hội chẩn, thông tin liên lạc được nhanh chóng và khẩn trương, Trung tâm Đột quỵ BV Đà Nẵng cũng tổ chức các nhóm cấp cứu trước viện liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo,Viber …

“Chúng tôi cũng xác định công tác truyền thông là vô cùng quan trọng. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Tổ truyền thông BV Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Đột quỵ đã tuyên truyền cho cộng đồng nhiều kiến thức thức hữu ích về đột quỵ như: các dấu hiệu nhận biết đột quỵ, khuyến cáo các bệnh nhân phải đến BV càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện đột quỵ. Từ đó giúp cho tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến BV trong “giờ vàng” ngày càng nâng lên!” - BS. CK II. Nguyễn Thành Trung cho biết.

Một điều hết sức quan trọng nữa, theo ông, là Quy trình báo động đỏ Nội viện được BV Đà Nẵng hình thành với sự phối hợp chặt chẽ của các khoa liên quan như Khám bệnh - Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Đột quỵ,  Ngoại Thần kinh, Xét nghiệm & Cận lâm sang. Nhờ vậy, hàng ngàn bệnh nhân đã được hưởng lợi, thay vì bị tử vong hay tàn phế thì họ đã có thể trở về với cuộc sống bình thường trước kia, tiếp tục có những đóng góp cho xã hội, cho đất nước.

 
HẢI CHÂU

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !