Chấp nhận giá "chát", người Việt thích đăng kí giáo sư, phó giáo sư khám bệnh

Đi khám bệnh nhiều người không ngần ngại chi trả tiền khám bệnh đắt hơn bình thường cả hai,ba lần nếu họ được khám giáo sư hay phó giáo sư.

Ảnh minh hoạ.


Giá chát vẫn chấp nhận

Chị Nguyễn Thị Huyền trú tại Thanh Xuân, Hà Nội kể chị bị nhân xơ tuyến giáp, nhân nhỏ nên chị phải theo dõi khám thường xuyên 6 tháng 1 lần. Mỗi lần đi khám chị đều chọn khám giáo sư đầu ngành vì chị cảm thấy như thế mình sẽ yên tâm hơn.

Để vào “gặp” giáo sư và được giáo sư chỉ định các xét nghiệm khác là mất 400 - 450 nghìn đồng/lượt. Mỗi lần khám chị chi 3- 4 triệu đồng. Tuy nhiên chị cảm thấy yên tâm nên vẫn duy trì suy nghĩ khám bệnh phải khám giáo sư.

Tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai, dù là khám theo yêu cầu nhưng bệnh nhân rất đông và bảng giá khám bệnh cũng phân chia từng “hạng mức” học hàm, học vị của người khám. Ví dụ khám bác sĩ thường 100 nghìn đồng thì khám PGS, GS người khám phải trả gấp đôi số tiền.

Tại khoa Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Da liễu trung ương cũng tương tự, bảng giá khám giáo sư, phó giáo sư được bệnh viện niêm yết ngày cửa ra vào để bệnh nhân và người nhà có thể lựa chọn khám.

Chị Ngô Thu Hà, trú tại Hà Đông, Hà Nội đưa con gái 3 tháng tuổi bị viêm da cơ địa lên đây khám, chị Hà đang băn khoăn mua phiếu khám bác sĩ hay giáo sư. Chồng chị vội vàng gạt tay “đã lên đến đây rồi thì cứ giáo sư mà khám”. Vợ chồng chị nhanh chóng vào bàn mua phiếu đăng ký khám và khám giáo sư với 350 nghìn đồng.

Bảng giá khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương

Tại đậy, Bệnh viện Da liễu trung ương thông báo rõ phí khám giáo sư trong giờ là 350 nghìn đồng, phó giáo sư là 250 nghìn đồng ngoài giờ, thứ bẩy và chủ nhật và các ngày nghỉ là 500 nghìn đồng đối với giáo sư, 300 đồng với khám phó giáo sư.

Trong khi đó, khám bác sĩ trưởng khoa, tiến sĩthường là 150 nghìn đồng trong giờ, ngoài giờ là 200 nghìn đồng, khám bác sĩ thường là 100 nghìn đồng, ngoài giờ là 150 nghìn đồng.

Tại Bệnh viện Mắt trung ương, giá mỗi lần khám giáo sư là 300 nghìn đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 400 nghìn đồng ở khoa khám bệnh Quốc tế.

Đắt nhưng có “ra bệnh”?

Chị Hoàng Thị Hương trú tại Cầu Giấy, Hà Nội vẫn bức xúc một lần chị đặt khám tiêu hóa của một vị giáo sư được giới thiệu đầu ngành khám tiêu hóa. Chị Hương mua phiếu khám và được bác sĩ chỉ định nội soi. Chi phí khám giáo sư và nội soi hết gần 2 triệu đồng. Bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp và nấm dạ dày và cho chị Hương đơn thuốc.

Điều chị Hương cảm thấy không hài lòng là bác sĩ khám hời hợt, không tư vấn cho bệnh nhân kỹ vào bệnh nhân nào vào phòng giáo sư đó khám cũng được chẩn đoán bệnh na ná giống nhau viêm dạ dày có vi khuẩn HP và có nấm, đơn thuốc khủng không kém. Ví dụ đơn của chị Hương là 5,6 triệu đồng cho uống 1 tháng.

Lần sau, chị Hương không khám giáo sư hay phó giáo sư gì nữa chị chỉ đi khám ở bác sĩ thường, chị cảm thấy hài lòng vì được bác sĩ tư vấn kỹ trong ăn uống và chị chỉ bị viêm dạ dày, dịch dạ dày đục hơn chứ không có nấm hay HP như trước đó chị được phán bởi giáo sư đầu ngành.

Trả lời trên báo Infonet.vn, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - đang sinh sống tại Úc chia sẻ việc đề bạt chức lên chức vụ giáo sư là một hình thức tưởng thưởng và ghi nhận những đóng góp của ứng viên cho khoa học và cho trường đại học. Khi đóng góp của ứng viên đạt được tiêu chuẩn sàn thì họ có quyền yêu cầu được đề bạt. Ở nước ngoài, giáo sư hưởng lương cao hơn giảng viên đại học, nhưng mức độ khác biệt không quá đáng kể. Do đó, lương bổng không phải là một động cơ để người ta phấn đấu trở thành giáo sư.

“Tuy nhiên, ở Việt Nam, tôi nghĩ động cơ để xin công nhận chức danh giáo sư có khi xuất phát từ nhu cầu thực tế của cơ sở. Theo tôi biết thì có qui định trường đại học phải có giáo sư hay phó giáo sư và số tiến sĩ mới có thể mở ngành đào tạo. Ở các bệnh viện thì giáo sư được trả tiền khám cao hơn bác sĩ không có danh xưng giáo sư. Tất cả những yếu tố đó có thể giải thích tại sao ngành y có nhiều người xin chức danh giáo sư so với các ngành khác”.

Hiện nay, trong số các giáo sư được công nhận thì số giáo sư y khoa chiếm nhiều nhất. Chẳng hạn như trong năm nay, số người được công nhận giáo sư thuộc ngành y chiếm lệ này cao nhất so với các chuyên ngành khác. Điều này có thể giải thích được, vì công bố quốc tế ngành y sinh học chiếm gần 1/4 tổng số công bố quốc tế từ nghiên cứu khoa học Việt Nam.

Tuy nhiên, có một sự thật khác là đa số những bài báo ngành y từ Việt Nam là do người nước ngoài đứng tên tác giả chính (có lẽ vì họ chủ trì đề tài nghiên cứu) và người Việt chỉ đứng tên tác giả phụ. Theo tôi biết thì hội đồng chưa xem xét đến vị trí và vai trò của tác giả trong các công bố quốc tế. Sự thiếu sót này có thể giúp cho những người chẳng nghiên cứu gì, nhưng do có vai trò quản lí, nên họ có tên trong rất nhiều bài báo khoa học, và do đó họ rất dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn về công bố quốc tế.

Khánh Ngọc

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !