'Chán' dọa dẫm, Triều Tiên dỡ tên lửa khỏi bệ phóng
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã từng cảnh báo Triều Tiên rằng sẽ là một “sai lầm lớn” nếu nước này khởi động các tên lửa tầm trung. Cuộc thử nghiệm phóng tên lửa thành công trước đó của nước này đã đặt Seoul, Washington và Tokyo vào tình trạng cảnh báo cao.
Kim Jong-un thăm Viện Turf, một chi nhánh Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học Nhà nước ở Bình Nhưỡng |
Một quan chức Mỹ giấu tên vẫn đưa ra cảnh báo rằng tuy tên lửa đã được di chuyển nhưng không có gì đảm bảo rằng Triều Tiên sẽ không thiết lập một địa điểm khác để đặt chúng vào một bệ phóng mới. Một quan chức khác cho biết Mỹ không tin rằng tên lửa được di chuyển tới một vị trí thay thế mà nó đã được chuyển tới một vị trí không hoạt động.
Các tên lửa Musudan có tầm bắn khoảng 3.000 đến 3.500km. Bất cứ một tên lửa nào được phóng thử và bất kỳ quỹ đạo của nó, cũng có thể dẫn đến sự leo thang đáng kể những căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
Hành động này của Triều Tiên trùng hợp với chương trình nghị sự chung giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tại Nhà Trắng vào ngày 7/5. Hai vị nguyên thủ quốc gia này sẽ có các cuộc đàm phán và một bữa ăn trưa và một cuộc họp báo chung.
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, George Little từ chối bình luận về các tên lửa này của Triều Tiên, “Tôi không bình luận về thông tin tình báo. Nhưng những gì chúng ta thấy được gần đây là một ‘hành động tạm dừng khiêu khích’. Chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng các nỗ lực của chúng ta đã đã có tín hiệu tốt để đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
Các căng thẳng bao gồm các mối đe dọa tấn công căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương, trùng hợp với cuộc tập trận chung Hàn Quốc – Mỹ mà Bình Nhưỡng cho là “một diễn tập chuẩn bị cho cuộc xâm lược”. Các cuộc tập trận đầu tiên đã kết thúc vào ngày 30/4 vừa qua.
Trong đợt tập trận này, lần đầu tiên Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình có khả năng hạt nhân B-2 rời khỏi căn cứ ở trong nước để tới Hàn Quốc thực hiện chiến lược thả đạn giả trên một phạm vi của Hàn Quốc và sau đó trở về.
Khi được hỏi những gì đã góp phần vào động thái mới nhất của Bình Nhưỡng, ông Little lưu ý nhiều khả năng khác nhau, bao gồm cả thực tế là, các chu kỳ khiêu khích trước đó của Triều Tiên thường kết thúc sau một thời gian nhất định.
Ông cũng lưu ý rằng Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số động thái nhất định. “Chúng tôi nghĩ rằng họ (Trung Quốc) có thể đã lắng nghe những tiếng nói lớn của chúng tôi và những người khác, buộc họ phải trở lại và giảm nhiệt độ”, ông Little nói.
Daniel Russel, Giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia thì cho biết vẫn còn quá sớm để xác định rõ hành động dỡ tên lửa của Triều Tiên là một bước tiến đang khích lệ. “Quá sớm để đưa ra phán quyết về việc liệu chu kỳ hành động khiêu khích của Triều tiên đang đi lên, đi xuống hay thay đổi”, ông nói, “Quyết định để khởi động hoặc không phóng tên lửa, để tiến hành một sự khiêu khích hoặc để trì hoãn nó, là quyết định thuộc về phía Triều Tiên."