Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật

Hình ảnh trong dự án mới nhất về những đứa trẻ hoang dã của nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten khiến người xem bị đẩy đến kịch điểm cảm xúc.

“Có hai cảnh tượng khác nhau, một là những đứa trẻ này lớn lên ở trong rừng, hai là chúng sống ở nhà nhưng lại bị bỏ rơi và bị ngược đãi khiến chúng cảm thấy thoải mái hơn khi sống như động vật thay vì con người”, nhiếp ảnh gia Julia cho BBC biết.

Oxana Malaya, Ukraine, 1991

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 1

Oxana sống trong chuồng chó vì bố mẹ bỏ rơi.

Bức ảnh trên lột tả trường hợp của bé gái người Ukraine, Oxana Malaya. Theo Fullerton-Batten, Oxana được tìm thấy khi đang sống cùng những chú chó trong một chiếc chuồng tồi tàn năm 1991. Khi đó, Oxana 8 tuổi và sống cùng đàn chó được 6 năm. Bố mẹ cô bé là những kẻ nghiện rượu, vào một đêm, họ bỏ cô ở bên ngoài. Trời quá lạnh, cô bé ba tuổi phải bò đi tìm chỗ ấm hơn và lạc vào một khu chuồng chó của trang trại, sau đó cuộn tròn cùng những chú chó lai, một hành động đã cứu sống cô bé. 

Và cuộc sống của Oxana cứ tiếp diễn như vậy, cô bé đi bằng tứ chi, thở bằng mồm với phần lưỡi thè ra, nhe răng và sủa như những chú chó. Vì không có sự giao tiếp với thế giới con người nên những từ mà Oxana biết chỉ là “có” và “không”. Oxana hiện sống trong một bệnh viện ở Odessa, làm việc với các động vật trong trang trại của bệnh viện.

Shamdeo, Ấn Độ, 1972

“Những trường hợp này không hẳn giống với Tarzan”, Fullerton-Batten nói, “Những đứa trẻ này phải chiến đấu với các con vật để lấy thức ăn, chúng phải học cách để tồn tại. Khi tôi đọc câu chuyện của họ tôi thực sự bị sốc và sợ hãi”. Có tất cả 15 trường hợp trong dự án “Những đứa trẻ hoang dã”, bao gồm các bức ảnh lột tả các câu chuyện của những người bị cô lập khỏi thế giới loài người, thường là từ độ tuổi rất sớm.

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 2

Shamdeo có làn da đen, móng tay dài, răng sắc nhọn.

Bức ảnh trên là câu chuyện của Shamdeo, cậu bé được tìm thấy trong một khu rừng ở Ấn Độ năm 1972, khi đó khoảng 4 tuổi. Shamdeo đang chơi đùa cùng đàn sói con. Da cậu rất đen với hàm răng sắc nhọn, móng tay dài, mái tóc rối, các vết chai sần xuất hiện đầy trên khuỷu tay, cằm, đầu gối. Shamdeo rất thích săn gà, có thể ăn đất và luôn khát máu. Shamdeo chưa bao giờ nói nhưng đã học một vài ngôn ngữ ký hiệu. Cậu mất năm 1985.

Marina Chapman, Colombia, 1959

Nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten bắt đầu dự án của mình sau khi đọc cuốn sách “Cô gái không có tên”, về một người phụ nữ Colombia là Marina Chapman. “Marina bị bắt cóc năm 1954 khi 5 tuổi ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở Nam Phi và bị bỏ lại trong rừng”, Fullerton-Battencho biết. Marina sống cùng với một gia đình khỉ mũ trong 5 năm trước khi những người thợ săn phát hiện ra cô. Marina ăn quả mọng, rễ cây và chuối do những chú khỉ trèo cây hái về, ngủ trong những cái lỗ trên cây và đi bằng tứ chi, giống như loài khỉ.

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 3

Marina nhanh chóng thích nghi với cuộc sống của loài khỉ.

Marina không chỉ ngồi đó chờ khỉ đem thức ăn về, cô cũng phải học cách để tồn tại, cô có khả năng tiếp thu nhanh và đã bắt chước các động tác, cách sinh sống của loài khỉ vì vậy chúng đã trở nên quen với Marina và chơi đùa với cô như một chú khỉ con. Chapman hiện sống ở Yorkshire cùng với chồng và hai cô con gái. “Vì đây là một câu chuyện không bình thường nên nhiều người đã không tin Marina, họ đã chụp X-quang thân thể cô để xem bên trong cô có giống người thường không. Cô ấy rất vui vẻ cho phép tôi sử dụng tên thật và tạo nên bức hình này”, Fullerton-Batten nói.

John Ssebunya, Uganda, 1991

Fullerton-Batten nhận được sự cố vấn từ nhà nhân loại học người Anh, Mary-Ann Ochota, bà đã tới Ukraine, Uganda và Fiji để gặp 3 nhân vật còn sống. Nhiếp ảnh gia cho biết: “Điều đó giúp ích cho tôi trong việc tạo hình các bức ảnh, như là việc họ để tay ra sao, đi đứng thế nào, tồn tại ra sao, bởi tôi muốn tạo ra những bức ảnh giống nhất, càng thật càng tốt”.

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 4

John Ssebunya và cuộc sống với khỉ.

Bức ảnh trên là trường hợp của John Ssebunya, anh chạy khỏi nhà năm 1988 lúc 3 tuổi sau khi chứng kiến cảnh người cha giết chết mẹ của mình. John đã bỏ vào rừng và sống cùng những chú khỉ. John bị bắt lại  năm 1991 và phải ở trong trại trẻ mồ côi. John bị rất nhiều vết chai ở đầu gối vì đi giống khỉ. John đã học nói và trở thành thành viên của đội xướng ca Ngọc trai châu Phi.

Madina, Nga, 2013

Mary-Ann Ochota viết trên trang web của mình: “Những đứa trẻ hoang dã, kỳ lạ này thường ẩn chứa những câu chuyện đáng xấu hổ về gia đình hay cộng đồng mà chúng sinh sống. Đây không phải là những câu chuyện rừng xanh, những con người này là nạn nhân của các trường hợp bị bỏ rơi và ngược đãi, là sự cộng hưởng bi kịch của nghèo đói, nghiện ngập, bạo lực gia đình”.

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 5

Madina bò bằng tứ chi và sủa như loài chó.

Theo Fullerton-Batten, Madina sống cùng với những chú chó từ khi mới sinh cho đến khi cô 3 tuổi, cùng chia sẻ thức ăn với đàn chó, chơi với chúng, ngủ với chúng khi mùa đông lạnh giá tới. Khi các nhân viên xã hội tìm ra cô bé năm 2013, Madina hoàn toàn không mặc gì, đi bằng tứ chi và sủa như những chú chó. Cha đẻ của Madina đã bỏ cô từ khi mới sinh ra, mẹ cô, 23 tuổi, bị nghiện rượu, thường xuyên say xỉn đến mức không trông được con, thường ngồi trên bàn ăn trong khi con gái mình bò trên sàn với đàn chó. Madina được đưa đi chăm sóc và các bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng cô hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần bất chấp những gì đã trải qua.

Sujit Kumar, Fiji, 1978

Sujit 8 tuổi khi được phát hiện ngay giữa đường, với hành động đập tay không khác gì một con gà. Anh gom thức ăn vào một chiếc đấu, dùng mồm nhặt đồ ăn và tạo ra những âm thanh ồn ào. Bố mẹ Sujit nhốt anh vào chuồng gà, mẹ anh tự tử còn bố thì bị sát hại. Ông bà của Sujit nhận trách nhiệm trông nom anh nhưng vẫn giữ anh trong chuồng gà. 

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 6

Sujit có những hành động như loài gà.

Bà Fullerton-Batten cho rằng, việc thay đổi một con người sau khi họ bị cô lập nhiều năm là rất khó. Những đứa trẻ này đã sống như loài vật, các ngón tay của họ cũng phát triển như loài vật và họ không thể cầm được thìa. Đột nhiên, con người tới và bắt họ phải nói chuyện và hành xử như mình là một điều không tưởng. Kumar đang được Elizabeth Clayton nhận chăm sóc, bà là người đã cứu anh ra khỏi chuồng gà và thành lập một ngôi nhà từ thiện cho những đứa trẻ cơ nhỡ.

Ivan Mishukov, Nga, 1998

Ivan chạy trốn khỏi gia đình năm 4 tuổi, dùng thức ăn mà mình kiếm được chia sẻ cho một đàn chó hoang và trở thành thủ lĩnh của chúng. Anh sống trên đường phố 2 năm trước khi phải tới trại trẻ mồ côi. Ivan cho biết, mối quan hệ giữa anh và đàn chó rất tốt, tốt hơn giữa con người với nhau. Ivan đi xin thức ăn, sau đó chia sẻ với đàn chó. Đổi lại, anh được ngủ với chúng qua những đêm đông dài lạnh giá.

Câu chuyện đau lòng của những đứa trẻ sống cùng động vật - ảnh 7

Ivan lựa chọn rời khỏi nhà và sống cùng đàn chó hoang từ năm 4 tuổi.

Fullerton-Batten tin rằng những đứa trẻ hoang dã có thể tiết lộ nhiều điều ẩn sau một xã hội hiện đại, văn minh, một thành phố không thân thiện bằng một khu rừng. “Rời khỏi nhà là lựa chọn của Ivan, có thể ngôi nhà mà anh sống quá tệ vì vậy Ivan thà ở trên đường phố cùng đàn chó hoang còn hơn. Tôi cố gắng không phản ánh các câu chuyện một cách lợi dụng, tôi chỉ muốn nâng cao nhận thức của con người về những gì đang diễn ra trong xã hội”, bà nói.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

Tuệ Minh (lược dịch)

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Đang cập nhật dữ liệu !