Tồi tệ hơn cả Congo, Sudan, Nam Sudan, Sat, Yemen, và Afghanistan, Somalia là đất nước không thành công nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng hàng năm của Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) và Quỹ Toàn cầu vì Hòa bình (The Global Fund For Peace).
Nằm trong vùng Sừng châu Phi, phần lớn đất nước Hồi giáo Sunni này phải đắm chìm trong cuộc sống bị chi phối bởi một chính phủ không hiệu quả, nạn đói, bệnh tật, vi phạm nhân quyền, chủ nghĩa quân sự cực đoan, và sự can thiệp của bên ngoài một cách thường xuyên.
Sẽ thật không có gì khó hiểu nếu xem những bức ảnh dưới đây khi nói rằng Somali đã đứng đầu danh sách các quốc gia thất bại nhất hàng năm kể từ năm 2008.
Ở Somali, điển hình nhất là nạn đói. Các báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết nạn đói ở đây chính thức kéo dài từ năm 2010 – 2012, giết chết 260.000 người. 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân. Cứ trong 1.000 trẻ em, sẽ có 180 bé không bao giờ đạt được 5 tuổi.
Nạn đói khủng khiếp nhất xảy ra vào đầu những năm 1990, giết chết 220.000 người. Kể từ sau đó, các bộ tộc hung hãn và sự đấu đá nội bộ đã dẫn đến tình trạng thiếu thực phẩm trầm trọng. Thực phẩm bị các phe phái vũ trang và các nhóm chiến tranh dân sự tích trữ và cướp bóc.
Cuộc khủng hoảng bị bỏ rơi khiến cho Hoa Kỳ và quốc tế buộc phải can thiệp. Đỉnh cao chính là trận Mogadishu vào năm 1993, khi 2 máy bay trực thăng Ó Đen (Blackhawk) đã bị bắn rơi khiến 18 lính Mỹ thiệt mạng.
20 năm sau đó, không có nhiều cải tiến trong sự can thiệp của nước ngoài vào Somali.
Tuổi thọ trung bình của người dân nước này chỉ đạt 51 năm.
Chỉ có 14,6% phụ nữ Somali được tiếp cận với các biện pháp tránh thai. Trung bình mỗi phụ nữ ở Somali sinh đến 6 người con.
Tỷ lệ tử vong sản phụ cao khủng khiếp, 1.000 bà mẹ chết trên 100.000 ca sinh.
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thậm chí còn tồi tệ hơn. 101,9 trẻ em chết trên 1.000 ca sinh. Trẻ em sinh ra luôn có nguy cơ cao bị bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh dại và viêm gan.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Somalia là chăn nuôi gia súc, chuối, da động vật, cá, than, và phế liệu kim loại.
Lực lượng khủng bố cũng là một thứ xuất khẩu chủ lực ở Somali. Các nhóm khủng bố chính là Al-Shabaab, nhóm này có liên quan đến Al-Qaeda.
Đây là hình ảnh Chủ tịch Uỷ ban Olympic Somalia bị thương và phải nằm trên phố sau khi một vụ đánh bom tự sát hồi năm ngoái.
Liên minh châu Phi đã gửi một lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây từ năm 2007. Tuy nhiên, bạo lực tràn lan, sự đấu đá giữa các phe phái bộ tộc, các yếu tố quân sự từ Somali và ở nước ngoài, cũng như các nhóm Hồi giao cực đoan đã liên tục tạo ra các cuộc chiến lớn nhỏ.
Somalia được biết đến như quê hương của hải tặc khủng bố các vùng biển thương mại quan trọng gần vùng Sừng châu Phi.
Cộng đồng quốc tế đã dành nguồn lực trong khu vực để chống nạn cướp biển. Điển hình như vụ đột kích của lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc lên chiếc tàu này.
GDP đầu người của Somali chỉ đạt 600 USD. Chỉ có 29% người dân được tiếp cận với nước sạch. Cũng chỉ có 37,8% dân số trên 15 tuổi biết đọc và biết viết. Con số đối với phụ nữ giảm xuống chỉ còn 25,8%.
Trẻ em Somali chỉ dành 3 năm ở trường học. 49% trẻ em nước này phải lao động. Bất chấp mọi khó khăn và trở ngại dường như không thể vượt qua, một khảo sát của Gallup gần đây cho thấy 94% người dân Somali thấy rất lạc quan về tương lai.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.