Căn bệnh triệu phụ nữ sau sinh dễ mắc và cách phòng ngừa

Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cả khối sa sinh dục (tử cung, bàng quang) to như nắm tay thò ra cửa âm đạo...

{keywords}
Ths. BS Nguyễn Đình Liên thăm khám cho cụ bà Nguyễn Thị Đuềnh


Ngày thay 30 cái quần

Nằm trên giường bệnh sau khi đã phẫu thuật thành công, cụ Nguyễn Thị Đuềnh (91 tuổi, Hưng Yên) cho biết rất lâu rồi tử cung của bà bị lòi ra ngoài, ban đầu chỉ như đốt ngón tay, sau thì dài ra cả ngón.

“Không đóng bỉm, tôi phải mặc 3 quần một lúc. Khoảng 2-3h lại phải thay một lần. Trung bình, một ngày phải thay tới 30 quần. Việc suốt ngày chảy nước khiến tôi ngại không dám đi đâu, ngồi với ai cũng ngại. Hơn hai tháng trước, nước chảy ra nhiều quá khiến tôi cảm giác kiệt sức. Chưa kể, một tháng gần đây, cả dạ con lòi ra ngoài, đi lại vướng víu”, bà Đuềnh cho biết.

Khối sa sinh dục đột ngột “chui” ra to như nắm tay khiến bà Đuềnh càng trở nên khó chịu. “Đi lại đau. Nằm xuống, ngồi dậy cũng đau. Các con sợ mãi như thế tôi không chịu được nên quyết định đưa tôi đến viện”, bà Đuềnh nhớ lại.

Trao đổi với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cả khối sa sinh dục (tử cung, bàng quang) to như nắm tay lòi ra cửa âm đạo.

Do thời gian kéo dài nên toàn bộ khối sa tím đen. Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán sa sinh dục độ 3 kèm sa bàng quang gây rối loạn tiểu tiện đi kèm bị nghẹt.

Rất may, sau khi bệnh nhân đến khoa, chúng tôi đã đẩy được khối sa sinh dục ấy vào trong, sau khi điều trị ổn định mới tiến hành phẫu thuật nội soi. Chỉ chậm thêm một vài ngày, khối sa sinh dục sẽ bị hoại tử rất nguy hiểm đến tính mạng. Hiện bệnh nhân đã hồi phục, một ngày sau mổ đã có thể đi lại được”, Ths. BS Nguyễn Đình Liên cho biết.

Theo BS Đình Liên, sa sàn chậu (sa sinh dục, sa bàng quang và sa trực tràng) là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, trong lứa tuổi từ 40 – 50 trở lên chiếm khoảng 5 – 8%.

Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nếu sa sinh dục đơn thuần gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, gây viêm loét gây đau hoặc rối loạn tiểu tiện. Còn trong trường hợp sa trực tràng ảnh hưởng đến khả năng đại tiện.

“Nếu chẳng may bị chứng bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều, vì khối sa như thế sẽ gây hạn chế vận động, gây đau đớn, mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và lao động. Nhiều trường hợp sa quá lớn gây tắc nghẹt, gây hoại tử tạng, cũng nguy hiểm tính mạng. Trường hợp cụ bà trên là ví dụ điển hình”, TS. BS Nguyễn Đình Liên chia sẻ.

Cách nào phòng ngừa?

BS Đình Liên cho biết thêm, bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật.

Sa sinh dục trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng, trường hợp cụ Đuềnh là ví dụ điển hình. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sinh dục. Theo đó, bệnh thường gặp ở những phụ nữ chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, sản phụ lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây nên sa sinh dục.

{keywords}
Ths. BS Nguyễn Đình Liên 

Ngoài ra, chị em thường xuyên mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài… cũng là những trường hợp dễ bị sa sinh dục.

“Phụ nữ sa sinh dục còn do rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu hoặc có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào”, BS Liên cho biết.

Mặc dù sa sinh dục tiến triển chậm, theo thời gian nhưng nếu không được xử trí thì ngày càng sa nhiều hơn, mức độ sa nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tuổi tác và mức độ lao động nặng hay nhẹ. Ngoài ra có thể có một số các biến chứng kèm theo.

Do đó, BS Liên khuyến cáo, phụ nữ sau đẻ nhiều, sau sinh có biểu hiện bất thường (cổ tử cung nhô ra ngoài nhiều hoặc khi quan hệ tình dục viêm đau rát nhiều thì nên đi khám để phát hiện).

Đáng lưu ý, nếu có những dấu hiệu trên thì đừng ngần ngại nói với các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. “ Ngày xưa mổ sa sinh dục đa phần phải cắt bỏ tử cung, nhưng bây giờ sa sinh dục không có kèm theo u xơ tử cung thì có thể mổ nội soi khâu treo nhằm bảo toàn tử cung cho phụ nữ. Vì thế chị em hoàn toàn yên tâm và không nên ngại ngần mà đến viện sớm nếu có những bất thường để được khám và điều trị kịp thời”, BS Liên nhấn mạnh.

Ngoài ra, để dự phòng sa sinh dục, theo các bác sĩ sản khoa, chị em không nên đẻ sớm quá, để quá nhiều, quá dày và khi sinh nên chọn ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật. Sau đẻ, chị em không không nên lao động quá sớm và quá nặng. Nếu chẳng may mắc các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) thì cần phải được điều trị sớm. Bởi đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục.

Các triệu chứng mà người bệnh thấy được tuỳ thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, gồm có:
Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của BN. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): Tiểu khó, buốt, són tiểu, tiểu ra máu, bí tiểu.  Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): Đại tiện khó, táo bón, BN hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát. Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.

 N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !