Căn bệnh kỳ quái biến người nô lệ mù thành thiên tài âm nhạc

Do hội chứng bác học, Thomas Wiggins có thể chơi ba bản nhạc khác nhau cùng lúc và ghi nhớ 7.000 tác phẩm.
Sinh ra với thân phận nô lệ, không ai nghĩ rằng Thomas Wiggins sẽ có tương lai tốt đẹp. Thế nhưng, với tài năng âm nhạc trời phú cùng chứng bệnh khó hiểu, người đàn ông mang biệt danh "Tom mù" đã trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở Mỹ thế kỷ 19.

Chân dung Thomas Wiggins. Ảnh: GE.


Theo Georgia Encyclopedia, Tom chào đời ngày 25/5/1849 ở gần Columbus. Cha mẹ ông, Charity và Domingo là nô lệ chịu sự quản lý của Wiley Jones. Phát hiện đứa trẻ nô lệ bị mù, Jones không cho Tom ăn mặc. Vài tháng sau, người chủ này đem cả gia đình Wiggins ra chợ bán cho luật sư James Bethune.

Ngay từ nhỏ, Tom đã rất giỏi bắt chước các loại âm thanh, từ tiếng chim đến tiếng tàu hỏa. Đến dinh thự nhà Bethune, tình yêu âm nhạc của cậu bé càng lớn lên. Mỗi lần nghe con của ông chủ tập đàn hát, Tom lại đứng nhìn một hồi lâu. Dần dà, cậu tự chơi lại những giai điệu đó và lên năm tuổi đã sáng tác bản nhạc riêng mang tên "The Rain Storm".

Nhận ra tài năng thiên bẩm của Tom, James Bethune cho đứa trẻ nô lệ học piano. Tom nhanh chóng vượt qua thầy giáo đến mức được so sánh với các nhà soạn nhạc vĩ đại như Ludwig van Beethoven và Wolfgang Amadeus Mozart. Tuy nhiên, thay vì trân trọng, James Bethune lại coi Tom như mỏ vàng. Hắn ép cậu bé chơi nhạc thuê để thu về 100.000 USD mỗi năm.

Càng ngày, danh tiếng Tom mù càng vang xa. Lớn lên, chàng nô lệ nổi tiếng đến mức được Tổng thống Mỹ khi đó là James Buchanan mời đến thủ đô Washington và trở thành nhạc sĩ Mỹ gốc Phi đầu tiên biểu diễn tại Nhà Trắng. Nhà văn Mark Twain thậm chí hâm mộ Tom đến mức đi xem một show diễn tới ba lần.

Các màn trình diễn của Tom vô cùng đặc biệt. Người nghệ sĩ hay mời khán giả lên sân khấu chơi bản nhạc mà họ cho là khó nhất rồi đọc từng nốt và tái hiện một cách chính xác giai điệu vừa nghe, bao gồm cả những lỗi sai vị khán giả mắc phải. Hơn thế, Tom xuất sắc đến mức có thể cùng lúc biểu diễn ba bản nhạc hoàn toàn khác nhau bằng tay phải, tay trái và miệng.

Ngoài khả năng chơi nhạc, Tom ghi nhớ khoảng 7.000 tác phẩm. Năm 1861, ông cho ra đời tác phẩm nổi tiếng nhất của mình là The Battle of Manassas.

Tài năng của Tom mù được cho là xuất phát từ hội chứng bác học. Ảnh: NYP.

Dù sở hữu tài năng xuất chúng, Tom lại thiếu hụt về mặt cảm xúc, lúc nào cũng tỏ ra lạnh lùng đến mức được mô tả như "một chiếc máy hát với khả năng ghi nhớ và sáng tạo âm thanh tự động". Ông cũng không thể tự chăm sóc bản thân hay giao tiếp mà cần đến sự trợ giúp của người thứ ba. Một số nhân chứng khẳng định Tom còn không biết mình là dân Mỹ gốc Phi.

Với tất cả đặc điểm trên, giới chuyên gia kết luận Tom bị tự kỷ và hội chứng bác học. Trên thực tế, hội chứng bác học (savant syndrome) là bệnh hiếm gặp trên thế giới. Nó khiến con người đột nhiên vượt trội ở một lĩnh vực nào đó nhưng thường đi kèm khiếm khuyết tâm lý hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh nhân hội chứng bác học thường gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường và giao tiếp nên sống xa lánh xã hội.

Quay trở lại với Tom mù, do chứng bệnh kỳ quái và thân phận nô lệ, người nghệ sĩ chịu sự quản lý của gia đình Bethune đến hết đời. Toàn bộ số tiền ông kiếm được đều bị gia đình này cướp đi để phục vụ lối sống xa hoa. Ngày 13/6/1908, Tom qua đời vì cơn đau tim.

Theo VNE

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !