Campuchia vì giải tán đảng CNRP - EU 'đe' trừng phạt
Khả năng Liên minh châu Âu (EU) sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế với Campuchia sau khi đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) bị giải tán.
Trước đó, hôm 16/11, Tòa án tối cao Campuchia đã ra quyết định giải tán CNRP theo yêu cầu của chính quyền Thủ tướng Hun Sen. Trong khi đó, thủ lĩnh của CNRP là ông Kem Sokha đã bị bắt hôm 3/9 trước cáo buộc phản quốc.
Lực lượng an ninh Campuchia đứng ngoài Tòa án tối cao hôm 16/11. |
Reuters cho hay, những người phản đối Thủ tướng Hun Sen đã gọi quyết định giải tán CNRP là hành động nhằm dọn đường cho ông này tiếp tục giữ chức lãnh đạo ở Campuchia trong nhiều năm tới
"Một cuộc bầu cử mà ngay cả đảng đối lập chính cũng bị loại bỏ là không hợp pháp. Tôn trọng nhân quyền là vấn đề đầu tiên mà Campuchia cần làm để được hưởng lợi từ chương trình ưu tiên của EU", phát ngôn viên của EU tuyên bố.
Chương trình ưu tiên mà EU đang áp dụng với Campuchia bao gồm hoạt động miễn thuế quan tương tự như các thỏa thuận thương mại với Mỹ nhằm giúp Campuchia xây dựng ngành công nghiệp may mặc với giá nhân công rẻ. Trong đó, thị trường Mỹ và EU chiếm khoảng 60% doanh thu xuất khẩu của Campuchia.
Phía Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối đưa ra lời bình luận sau khi đảng CNRP bị giải tán.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nhấn mạnh, việc giải tán CNRP "đồng nghĩa với việc các cuộc bầu cử vào năm 2018 ở Campuchia sẽ không thể diễn ra một cách dân chủ và công bằng". Ông McCain còn kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh trừng phạt với Campuchia.
"Chính phủ của ông Trump cần nhanh chóng áp đặt lệnh trừng phạt với tất cả các quan chức cấp cao trong chính phủ Campuchia trước cáo buộc vi phạm nhân quyền và quyền tự do ở Campuchia", Reuters dẫn lời ông McCain.
Ngay cả Australia cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước quyết định của Tòa án tối cao Campuchia về việc 118 thành viên đảng đối lập cũng sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm tới và phán quyết không cho phép kháng cáo.
Liên Hợp Quốc cũng đã yêu cầu chính phủ Campuchia tạo một môi trường tự do để tránh làm ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử diễn ra dân chủ.
Trước đây, nhiều nước châu Âu và bản thân phe đối lập ở Campuchia đều không mong muốn các nước áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc của Campuchia bởi hàng trăm ngàn người dân Campuchia đang sống nhờ vào hoạt động này. Song hiện tại, một số lãnh đạo của CNRP lại nhấn mạnh, họ ủng hộ lệnh trừng phạt.
"Trừng phạt là cách tốt nhất để tiến tới đàm phán vì các cuộc bầu cử tự do và công bằng", ông Mu Sochua thuộc đảng CNRP nhưng đã bỏ trốn khỏi Campuchia để tránh bị bắt giữ chia sẻ.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 16/11, Thủ tướng Hun Sen cho hay các cuộc bầu cử tại Campuchia vẫn diễn ra "như bình thường" và mời những thành viên đảng CNRP không nằm trong danh sách cấm hoạt động chính trị gia nhập đảng Nhân dân Campuchia (CPP).
Hiện chính phủ Campuchia cũng chưa đưa ra lời bình luận về phản ứng của các nước và EU liên quan tới việc CNRP bị giải tán.