Cách sắm lễ và hành lễ khi đi Chùa

Việc sắm sửa lễ vật khi vào Chùa, có những quy định mà chúng ta cần tuân thủ theo.

Lễ vật lên Chùa là ở tùy tâm, tùy lòng thành của người đi Lễ. Song thường bao gồm có lễ chay để dâng lên điện Phật: gồm có lục cúng ( hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Lễ vật chỉ cần có lục cúng mà không cần dâng tiền vàng, đồ mặn, đồ mã,…

Không đặt tiền lên ban thờ, đĩa lễ mà bỏ vào hòm công đức ở ban chính, vì đây là tiền chi phí dầu đèn, hương hoa lễ Phật, tu bổ di tích và nuôi chúng tăng. Đồng thời cũng không nên bỏ tiền lên ban Phật, gài vào tay, thân tượng Phật, Thánh vì đó là hành vi bất kính.

Lễ mặn chỉ có thể sắm sửa nếu trong chùa có thờ các vị Thánh, và có ban thờ Mẫu và chỉ dâng tại các ban này thôi. Tuyệt đối không được dâng trên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền

Về cầu cúng: tại chùa chỉ cúng những nghi lễ Phật giáo như Phật đản, Vu Lan, Mông sơn thí thực,…Ngoài ra có một số lễ cúng rước vong lên chùa nhằm thỏa mãn đời sống tâm linh cho người dân

Vậy chúng ta cần phải sắm lễ thế nào mới đúng?

- Lễ chay: Gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

- Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng. Lưu ý tuyệt đối không được dùng lễ mặn để cúng Phật.

- Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

- Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang - PV)

- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã - PV) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

- Lễ thần Thành Hoàng: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Tất cả các lễ trên đều có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình... không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Tuy nhiên, phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị tôn Thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.

Một số vấn đề cần nhận biết về pháp khí khi hành lễ

 + Cờ Phật: là lá cờ hình chữ nhật, ghép các mảnh khác màu nói lên sự hòa hợp của nhiều cá thể, nhiều dân tộc… trong đạo pháp của Phật giáo. Thường có 10 mảnh tượng trưng cho thập phương chúng sinh, với 4 màu gọi là tứ đại tượng trưng cho hỏa, thủy, địa và phong.

+ Chuông trong chùa: gồm có chuông treo và chuông gõ.

Chuông treo: hình ống, có quai treo, thường được trang trí bằng hình rồng uốn mình, chia làm 4 múi, cách nhau một vành đai, có núm gõ, trên chân chuông thường khắc các bài văn có nội dung liên quan đến bản chùa hoặc kinh Phật, gọi là bài Minh chung.

Chuông gõ: miệng chuông ngửa lên trên, đế chuông là vành khăn vải, thường đặt cạnh mõ gỗ, để ở trước Phật điện, dành cho việc tụng kinh của các nhà tu hành hoặc khách thập phương.

+ Mõ: có nhiều kích cỡ, gồm loại hình tròn và hình cá, thường làm bằng gỗ, khoét rỗng lòng, dùng để gõ khi tụng kinh.

+ Mộc: là miếng gỗ dùng đánh hiệu lệnh của chùa.

+ Khánh: thường dùng khi rước đồ linh thiêng hay thỉnh khi các vị cao tăng đi lên Phật điện hành lễ hay lên Bảo tòa thuyết pháp.

+ Tích trượng hay còn gọi là Trí trượng ( có nghĩa là người tu hành nương nhờ cây gậy này mà thêm thăng tiến và phát sinh trí tuệ). Trên đầu cây tích trượng có là 4 khâu, 12 vòng tượng trưng cho Tứ Đế ( Phật, Pháp, Tăng, Bảo) và Thập nhị nhân duyên.

Ngoài ra còn nhiều pháp khí khác mà các vị tăng trong Mật tông thường dùng khi hành lễ như Linh chử, Kim cương chử,…

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo cho những ai quan tâm

T. Huyên (Tổng hợp)

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !