Cách nào vận dụng y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus?
Nhằm nâng cao hơn nữa thể lực con người, đồng thời hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp, cũng như hướng dẫn người dân những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết, có thể áp dụng ngay, chiều ngày 30/3, Báo điện tử Sức khỏe Cộng đồng phối hợp với Cổng thông tin Trung ương Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng YHCT trong phòng chống dịch bệnh do virus”.
Các khách mời tham dự tọa đàm trực tuyến. |
Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền như: PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam); Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.TS Hồ Bá Do - Phó chủ tịch Hội YHCT Việt Nam.
Trong khuôn khổ tọa đàm, các chuyên gia chia sẻ, YHCT có rất nhiều thảo dược không chỉ giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra mà còn có thể chữa được một số bệnh. Có thể kể đến 9 loại thảo mộc dân gian quý: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Đản hoa, Hạ khô thảo, Tiên thảo, Bông lai, hoa Mộc miên, Cam thảo.
Trong đó, Kim Ngân Hoa có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giải nhiệt, thanh nhiệt, tăng miễn dịch. Cam thảo là thảo dược có vị ngọt, nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra Cam thảo có tác dụng giải độc cao, bảo vệ tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau; Tăng chức năng tim mạch.
YHCT cho rằng Cam thảo tính bình, phế tâm, tùy vị. Chính vì vậy, Cam thảo có tác dụng ôn trung (bổ trung huyết khí), nhuận phế chỉ khát (cắt cơn khát), thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược.
Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo, cần tuân thủ theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế về phòng chống dịch: Nên dùng theo các bài thuốc hướng dẫn của Bộ Y tế. Nên tới các cơ sở Đông y có giấy phép, hoặc chứng nhận để được khám, bốc thuốc, phù hợp với mỗi người. Không nên tự mua riêng lẻ trôi nổi trên thị trường. Nếu không có điều kiện có thể mua các loại nước thảo mộc, trà thanh nhiệt được đóng chai bán sẵn trên thị trường.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam). |
Trả lời bạn đọc về tác dụng trị cúm của Kim ngân hoa, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, Kim ngân hoa đã được nghiên cứu có các tác dụng như: Kháng khuẩn (ức chế được nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm), chống viêm giảm xuất tiết, giải nhiệt, hưng phấn trung khu thần kinh, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, thu liễm làm săn se, lợi tiểu.
Theo YHCT, Kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh phế, vị, tâm, tỳ, đại trường; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải trừ ôn dịch. Kim ngân hoa thường được dùng để điều trị các chứng nhiễm khuẩn, virus gây bệnh cấp tính, sốt nóng, đau rát họng, ho, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở loét, phát ban.
Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam. |
Bạn đọc Xuân Nam (Thái Bình) hỏi: Thức uống thảo mộc có tác dụng cụ thể gì trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
TS Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh, sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh do virus rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”.
YHCT coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.
Việc sử dụng YHCT trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho biết thêm, các thảo được trong YHCT có hai cơ chế tác dụng chính. Một là có tác dụng sát khuẩn tại chỗ như họng, miệng, đường tiêu hóa… Kìm hãm, hoặc diệt được vi khuẩn tại chỗ nếu dùng đúng liều lượng. Hai là tăng cường sức khỏe chung, khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, tác dụng này chậm hơn nhưng lại có hiệu quả tốt với mục tiêu dự phòng, nâng cao tình trạng sức khỏe. Vì vậy, YHCT được coi là biện pháp tốt, phối hợp với các biện pháp khác để ngăn chặn bệnh nói chung.
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh trao đổi thông tin về công trình nghiên cứu khoa học “Đánh giá hiệu quả công thức của sản phẩm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh” do Viện Y học Ứng dụng thực hiện năm 2017.
“Trong Trà Thanh nhiệt Dr Thanh gồm 9 loại thảo mộc: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Hạ khô thảo, Cam thảo, Đản hoa, hoa Mộc miên, Bung lai và Tiên thảo. Trong 9 thảo dược này, thì có hai loại cần được nhấn mạnh với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giải độc, hỗ trợ chức năng gan là Kim ngân hoa và Cam thảo”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh chia sẻ.
PGS.TS Hồ Bá Do - Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam. |
Nhấn mạnh về tác dụng của YHCT, PGS.TS Hồ Bá Do khẳng định, YHCT là phương pháp hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính. Trước khi có Tây y (200 năm nay) thì YHCT đã có hàng nghìn năm.
Thuốc Đông y, thực phẩm chức năng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (cây thuốc: Lá hoa, quả, củ, cành, rễ…) và nguồn gốc từ động vật, khoáng vật.
Các thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị bệnh do virus là điều hết sức cần thiết. Hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay nặng quyết định bởi sự chống đỡ của cơ quan miễn dịch cơ thể (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể). Trong khi đó, phương pháp YHCT đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể (chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không xâm nhập được.