Cách mạng âm thầm ở Triều Tiên?

Gần đây Triều Tiên đã có những bước thay đổi quan trọng trong việc nâng cao mức sống người dân. Liệu có phải chủ nghĩa tư bản đang phát triển tại đất nước này?
Cách mạng âm thầm ở Triều Tiên? - ảnh 1

Cuộc cách mạng ầm ĩ mà chúng ta biết - là khi Hồng quân Liên Xô giành lại một nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên khỏi sự kiểm soát của Nhật năm 1945. Kể từ đó, triều đại nhà Kim đã đi theo chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng giờ đây, thật ngạc nhiên khi chủ nghĩa tư bản lại đang dần một phát triển trên đất nước này, dĩ nhiên là phát triển một cách âm thầm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã học theo Trung Quốc và cho rằng các cải cách thị trường kiểu này có thể sẽ giữ nguyên cơ cấu hiện tại mà vẫn nâng cao được mức sống người dân.

Giai đoạn đầu là sự nhận thức về việc tăng sản lượng nông nghiệp sau nạn đói những năm 1990. Vì vậy, ông Kim Jong-il đã cho phép nông dân được giữ lại một phần nông sản từ đất của mình. Họ có thể lập đội và canh tác đất phục vụ lợi ích cá nhân, thu hoạch được gì thì sẽ giữ lấy cái đó.

Giai đoạn 2 là thực hiện chiến dịch có tên “Các biện pháp 30/5” một cách âm thầm vào tháng 5 năm ngoái.

Cách mạng âm thầm ở Triều Tiên? - ảnh 2

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm một nhà máy sản xuất nấm mởi mở ở Bình Nhưỡng.

Giáo sư Andrei Lankov của Đại học Kookmin, Seoul nói với phóng viên BBC rằng các doanh nghiệp hiện nay ở Triều Tiên trên thực tế đều là các nhà tư bản. Về cơ bản, họ là các doanh nghiệp quốc doanh nhưng trên thực tế, quản lý của những doanh nghiệp này là người tối đa hóa lợi nhuận và giữ phần lớn những gì họ kiếm được.

“Chính quyền chưa bao giờ chấp nhận những doanh nghiệp này. Họ không hề tồn tại chính thức dù thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp tương đối lớn. Có các xí nghiệp tư nhân như xe bus, than đá và vàng”, giáo sư Lankov nhận xét.

Giáo sư còn lấy ví dụ về một doanh nghiệp than đá mà ông biết do một người quản lý. Người này tự thuê nhân công và vay mượn để bám vững trên thị trường. Khi hàng hóa được đem đi xuất khẩu (sang Trung Quốc), anh ta giữ lại một phần và đóng góp một phần cho nhà nước.

“Họ có một hãng quốc doanh được quyền bán than đá cho Trung Quốc nhưng hãng này không biết về việc khai thác hay cách thức tiến hành nên họ sẽ thỏa thuận với một người giàu ở địa phương - nhưng trong trường hợp này, người được tìm đến sẽ đầu tư tiền của mình cho doanh nghiệp”, theo giáo sư.

“Người quản lý sẽ thuê các thợ mỏ và kỹ sư, trả tiền cho trang thiết bị và khởi động chương trình khai thác. Than được xuất sang Trung Quốc và lợi nhuận phân chia giữa nhà nước - đơn vị cung cấp vỏ bọc hợp pháp (vì trên giấy tờ khu mỏ này thuộc sở hữu của nhà nước) và chủ thực. Đây có phải là một kiểu doanh nghiệp tư nhân? Theo tôi thì đúng là như vậy”, giáo sư Lankov nói thêm.

Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản ở Triều Tiên đang thực sự lớn mạnh: “Chính quyền Triều Tiên đang bắt đầu thừa nhận rằng không có con đường khác để có được một nền kinh tế hiệu quả mà không dựa vào các tổ chức cá nhân”.

Ông cũng cho biết theo chiến dịch “Các biện pháp 30/5” bắt đầu từ năm nay, các nhà quản lý công nghiệp là công nhân viên chức sẽ được tạo điều kiện tự do như các quản lý tư nhân trong nền kinh tế thị trường tư bản ổn định.

“Họ sẽ được thu mua các nguyên liệu thô từ thị trường và được bán các sản phẩm của mình. Nghĩa vụ chính của họ là trả một khoản tiền nhất định. Điều này không quá khác so với việc nộp thuế thu nhập câ nhân hay thuế doanh nghiệp”, giáo sư nhận định.

Người có ảnh hưởng lớn nhất đến Triều Tiên trong tiến trình chuyển đổi sang thị trường tự do có lẽ là Trung Quốc. Mỗi năm, Triều Tiên thu hút khoảng 30.000 lượt du khách Trung Quốc đến tham quan và người dân Bình Nhưỡng có thể thấy sự giàu có của người hàng xóm đến mức nào.

Nhưng theo tính toán của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, việc tăng mức sống sẽ không đủ để kích thích mong muốn thay đổi. Vì với họ, đây vẫn còn là một canh bạc may rủi.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

Huỳnh Linh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !