Các thị trường vẫn “khó chịu” về vấn đề Hy Lạp
Các thị trường vẫn “khó chịu” về vấn đề Hy Lạp
"Cám cảnh" Hy Lạp không có tiền tham dự Olympic London
Athens chìm trong biển lửa vì kế hoạch thắt lưng buộc bụng
Hy Lạp có nguy cơ ra khỏi "Châu Âu"
Các nhà lãnh đạo G8 đang nhóm họp tại Mỹ để bàn về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. |
Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo của các nước G8 đã nhóm họp và quyết tâm thực thi các bước nhằm chống lại bất ổn tài chính và khôi phục nền kinh tế toàn cầu hiện đang bị cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đe dọa. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo này chưa đưa ra đơn thuốc cụ thể để “chữa trị” cho Hy Lạp, đất nước hiện đang ngập chìm trong nợ nần và sẽ tiến hành các cuộc bầu cử mới vào tháng tới.
Những lo ngại về sự lây lan của khủng hoảng chính trị tại Hy Lạp đã bị thổi phồng hơn do tình trạng bất ổn của khối ngân hàng Tây Ban Nha và các nhà môi giới và phân tích chứng khoán dự kiến các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tránh các đầu tư rủi ro ít nhất cho đến ngày 17/6 khi cuộc bầu cử ở Hy Lạp cho thấy rõ quốc gia này sẽ ở lại hay rời khối euro.
Hiện nhiều nhà đầu tư cho rằng kịch bản sẽ là Hy Lạp ở lại khối đồng euro và các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhượng bộ trong một số chính sách để “cứu cánh” cho nền tài chính nước này.
“Hiện mới chỉ có những lời nói mà chưa có hiện thực. Tình trạng bất ổn sẽ còn tiếp diễn cho đến khi bạn nhận thấy điều gì đó chắc chắn về Hy Lạp và nỗi lo sợ về sự lây lan giảm bớt đi”, nhà kinh tế học Savanth Sebastian nhận xét.
Các nhà lãnh đạo G8 cho rằng nên cho phép tăng cường sự ủng hộ toàn cầu đối với các quốc gia khối đồng euro đang mắc nợ “đầm đìa” để giúp họ áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng bớt nghiêm ngặt hơn và đưa thêm ưu tiên cho kích thích tăng trưởng. Nhiều báo cũng cho rằng những lực lượng chống thắt lưng buộc bụng tại Hy Lạp nên “hạ giọng” để tránh một kết cục thảm họa cho quốc gia mình.
Yuji Saito, giám đốc về ngoại hối của một ngân hàng tín dụng Agricole ở Tokyo cho rằng những nhận định của các nhà lãnh đạo G8 là khá tích cực nhưng chưa thúc đẩy cầu thị trường đối với khối euro.
“Các thị trường đang dịch chuyển sự tập trung chú ý của họ đến hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra vào hôm 23/ 5 tới và những nhận định về cuộc bầu cử tại Hy Lạp”, ông nói thêm.
Hội nghị thượng đỉnh ngày 23/5 sẽ tập trung chú ý vào liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có thể tìm ra cách để cân bằng giữa tăng trưởng và các cải cách về tài khóa có vai trò trọng yếu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của khối euro và lấy lại niềm tin của thị trường đối với đồng tiền chung euro.
Hôm thứ Bảy tuần trước (19/5), Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông sẽ đưa ra một số đề xuất về trái phiếu châu Âu tại cuộc họp ngày 23/5.
Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy cử tri Hy Lạp đang quay trở lại ủng hộ những đảng có ý định thương lượng để giành gói giải cứu và đề nghị các nhà lãnh đạo châu Âu cứu giúp.
Alexis Tsipras, nhân vật cánh tả của Hy Lạp nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc bầu cử hôm 6/5 cho biết ông muốn đàm phán để giữ Hy Lạp ở lại khối euro. Ông hiện đang tìm cách thắt chặt quan hệ với những nhân vật có chung quan điểm với mình như Tổng thống Pháp Hollande.
Tùng Lâm