Các khoản nợ gần 1 tỷ USD của ông Trump "trải đầy" Phố Wall

Các khoản nợ của Tổng thống đắc cử Donald Trump và doanh nghiệp của ông rải rác khắp các ngân hàng Phố Wall, các quỹ tương hỗ và các thể chế tài chính khác, khiến các xung đột lợi ích càng dễ trở nên rắc rối cho chính quyền tương lai.

Wall Street Journal trích dẫn số liệu của các nhà phân tích cho thấy, có hơn 150 thể chế tài chính đang giữ các khoản nợ liên quan đến Tổng thống đắc cử. Theo đó, hàng trăm triệu USD tiền nợ gắn với các tài sản của ông Trump, một số trong đó do đích thân ông Trump bảo lãnh, được chuyển thành dạng cổ phiếu và bán cho các nhà đầu tư trong 5 năm qua.

Trước đó, tỷ phú Donald Trump cho biết các doanh nghiệp của ông đang nợ ít nhất 315 triệu USD với khoảng 10 công ty. Nhưng theo phân tích của WSJ, các khoản nợ của ông Trump hiện nay do hơn 150 thể chế tài chính nắm giữ. Họ đã mua lại khoản nợ đó sau khi nó được chia nhỏ và tái cơ cấu thành các phiếu nợ, một dạng chứng khoán hóa, với số tiền lên đến gần 1 tỷ USD.

Các khoản nợ gần 1 tỷ USD của ông Trump

Biểu đồ các khoản nợ có liên quan đến công ty của ông Trump. Nguồn: WSJ

Kết quả là, một lượng lớn các thể chế tài chính sẽ có vị thế quyền lực hơn sau khi ông Trump chính thức nhậm chức. Nếu các công ty của ông Trump không thể trả được khoản nợ này thì các thể chế tài chính lớn sẽ có quyền tịch thu một số tài sản của tân Tổng thống hoặc lấy đi hàng chục triệu USD của cá nhân  ông Trump đã đứng ra vay mượn.

Trevor Potter, trưởng cố vấn cho chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống George Bush và ứng viên John McCain, nhận định: “Vấn đề với khoản nợ trên là nếu có điều gì xấu xảy ra thì Tổng thống lại đột nhiên trở thành người mắc nợ và rất dễ bị đe dọa từ phía người cho vay”.

Ví dụ như ngân hàng Wells Fargo & Co., đang điều hành ít nhất 5 quỹ tương hỗ sở hữu một phần khoản nợ chứng khoán của công ty ông Trump. Ngân hàng này cũng là bên ủy thác hay quản trị các khoản nợ chứng khoán hóa, bao gồm 282 triệu USD đã cho ông Trump vay. Ngoài ra, Wells còn hoạt động như một bên cung cấp dịch vụ đặc biệt cho khoản vay trị giá 950 triệu USD cho khối tài sản mà ông Trump cũng sở hữu một phần.

Wells Fargo đang phải đối mặt với việc kiểm soát nghiên ngặt từ các nhà lập pháp liên bang xung quanh các hoạt động mua bán gian lận và một số vấn đề khác. Một khi ông Trump bước chân vào Nhà Trắng, ông cũng sẽ bổ nhiệm các quan chức đứng đầu của rất nhiều cơ quan giám sát lĩnh vực ngân hàng.

Các công ty khác cũng có cổ phần trong khoản nợ kinh doanh của ông Trump bao gồm các quỹ của Morgan Chase & Co., BlackRock Inc., Fidelity Investments, Invesco Ltd., Pacific Investment Management Co., Prudential PLC và Vanguard Group.

Cho đến nay, các cố vấn của ông Trump vẫn chưa lên tiếng về thông tin trên, còn đại diện của các thể chế tài chính đang giữ nợ cũng từ chối bình luận.

Các khoản nợ gần 1 tỷ USD của ông Trump

Gia đình Trump cắt băng khánh thành một khách sạn mới ở Washington D.C. Nguồn: WSJ

Việc các nhà đầu tư bất động sản lớn có nợ ở xung quanh Phố Wall là chuyện thông thường nhưng vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến ở đây là sự xung đột lợi ích có khả năng xảy ra giữa vai trò Tổng thống và nhà kinh doanh của ông Trump, đặc biệt là nếu ông Trump lựa chọn không bán đi các cổ phiếu bất động sản của mình.

“Sự xuất hiện của các xung đột lợi ích là rất nguy hiểm và chắc chắn là có tồn tại trong trường hợp này”, Lawrence Noble, cựu cố vấn Ủy ban Bầu cử Liên bang, nhận định.

Tổng thống đắc cử cho đến nay vẫn chưa tuyên bố kế hoạch gỡ rối khỏi công việc kinh doanh cá nhân ra sao khi ông nhậm chức vào ngày 20/1 tới. Ông Trump cho biết đã có những bước chuẩn bị cho tác động đó và từng có kế hoạch sẽ tuyên bố hồi tháng 12 nhưng cuộc họp báo sau đó đã bị hoãn. Một cuộc họp báo mới sẽ được tổ chức vào ngày 11/1 tới đây, song vẫn chưa rõ ông Trump có đề cập tới các lợi ích kinh doanh của mình hay không.

Tuệ Minh (lược dịch)

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Đang cập nhật dữ liệu !