Các chính khách châu Âu đua nhau kêu gọi xóa bỏ trừng phạt chống Nga
RIA Novosti đưa tin, chính trị gia người Pháp đồng thời là đại biểu Nghị viện Châu Âu – bà Rachida Dati đã gửi một bức thư ngỏ có chữ ký của 12 chính trị gia Châu Âu tới Ban biên tập kênh truyền hình RT của Nga. Bức thư trình bày những lập luận ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại LB Nga.
Chính khách châu Âu kêu gọi xóa bỏ trừng phạt chống Nga |
“Từ tháng 10/2014, một vài tháng sau khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga chúng tôi đã nhận thấy việc loại bỏ đối tác Nga là một sai lầm cả về mặt chính trị lẫn kinh tế (ảnh hưởng tới lĩnh vực nông nghiệp của chúng tôi) và chúng tôi sẽ phải trả giá đắt cho việc này” – trích nội dung bức thư.
Các chính trị gia nhắc lại trong năm 2014 lệnh trừng phạt còn mở rộng ra đối với những lãnh đạo cơ quan tình báo Nga là ông Alexander Bortnikov và Mikhail Fradkov.
“Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga nhưng chủ yếu là về mặt kinh tế. Họ không đi xa tới mức gây ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác với những người đứng đầu cơ quan tình báo. Vậy tại sao chúng tôi lại phải cố gắng nhiều như vậy trong vấn đề an ninh của nước mình?” – tác giả bức thư nhấn mạnh.
Từ quan điểm của họ, mặc dù mối tương tác giữa các cơ quan tình báo vẫn tiếp tục nhưng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt (chống Nga) sẽ khôi phục lại quan hệ hợp tác và đối thoại có lợi cho các quốc gia Châu Âu.
"Nga nhờ vào vị thế của mình ở Syria có những thông tin giá trị liên quan đến IS. Chúng tôi phải học cách hành động có trách nhiệm và từ bỏ tư tưởng áp đặt hay chống lại bên nào khác. Chính sách thực tế này không còn là sự lựa chọn nữa, mà đã trở thành một nhiệm vụ mà Thế giới áp đặt cho chúng tôi” – các tác giả tiếp tục và nói thêm rằng Châu Âu “cần phải vượt ra khỏi mong muốn trừng phạt” tiến tới vì những mục tiêu và lợi ích nhiều hơn nữa.
Bức thư cho biết, hiện ở Châu Âu có rất nhiều người lên tiếng kêu gọi xem xét lại, thậm chí là dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.
“Lịch sử sẽ chứng minh sự đúng đắn của những con người đã dũng cảm đưa ra đề xuất như vậy” – các tác giả kết luận.
Trong số các chính trị gia ký tên vào bức thư mở gửi RT có các nghị sĩ Quốc hội của Pháp, Đức, Ý, Slovenia và Cộng hòa Malta.
Đầu năm 2014 sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea kết thúc với kết quả là bán đảo này trở thành một phần của Nga, EU và Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt cá nhân chống lại một số chính trị gia Nga. Sau đó do khủng hoảng tại Ukraine gia tăng, các quốc gia này đã mở rộng lệnh trừng phạt trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế LB Nga. Tháng 8 năm đó, Moscow đã áp dụng hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống lại nước này.
Việc xóa bỏ lệnh trừng phạt (chống Nga) của EU liên quan tới việc thực thi thỏa thuận Minsk. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần khẳng định, Moscow không phải là một bên tham gia xung đột Ukraine, không hỗ trợ tài chính và vật tư cho lực lượng dân quân Donbass cũng như không triển khai vũ khí và lực lượng tới khu vực xảy ra chiến sự tại quốc gia này.
Nội dung được thực hiện qua tha khảo nguồn tin từ hãng Ria Novosti.