Cả xã làm giàu, thu hàng trăm triệu nhờ nuôi cá lóc trên cát

Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.

Từ bao đời nay, người dân xã Ngư Thủy Bắc gắn bó với những con thuyền có công suất nhỏ để thực hiện việc đánh bắt hải sản vùng lộng.

Do nơi đây không có cửa lạch nên ngư dân không đầu tư các tàu cá công suất lớn để vươn khơi. Thuyền nhỏ, đánh bắt ven bờ trong khi lượng hải sản ngày càng khan hiếm khiến thu nhập của người dân tương đối thấp, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao.

Trước những khó khăn trong việc tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, một số hộ dân đã tìm cách nuôi trồng thủy sản, trong đó có nghề nuôi cá lóc trên cát. Người dân đã học tập kinh nghiệm, đầu tư bài bản nên con cá lóc đã thích nghi với môi trường trên vùng đất cát, từ đó cuộc sống của bà con ngư dân khấm khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu.

Ông Võ Văn Khiêm bên hồ nuôi cá lóc trên cát của gia đình.

Ông Võ Văn Khiêm (sinh năm 1969, trú tại thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc) cho hay: “Trước đây, tôi đi biển gần bờ nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, sau khi chuyển sang nghề nuôi cá lóc, tôi thả nuôi 5 vạn cá lóc trên 2 ao. Con cá lóc thích nghi và phát triển thuận lợi nên mỗi năm gia đình nuôi được 2 vụ. Mỗi vụ cá, gia đình tôi trừ chi phí cũng thu lãi từ 40-50 triệu đồng, cuộc sống cũng ổn định hơn”.

Theo những người dân nuôi cá lóc ở xã Ngư Thủy Bắc, việc nuôi cá ở địa phương khá thuận lợi. Do địa hình toàn cát, nên chi phí đầu tư để đào một hồ cá thấp hơn nhiều so với những địa phương khác. Hồ nuôi cá được người dân nuôi trên hồ cát hoặc trên bể lót bạt. Trong khi đó, yếu tố nguồn nước ở địa phương từ cát chảy ra rất dồi dào. Cá lóc là loài ăn tạp nên có thể tận dụng được nguồn cá tạp phụ phẩm sau mỗi chuyến đi biển của ngư dân...

Một vụ nuôi cá lóc cũng không dài, từ khi thả cá nuôi đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Do nguồn thức ăn cho cá lóc từ phụ phẩm cá tạp đi biển về ngày một khan hiếm nên người dân đã chuyển sang dùng thức ăn công nghiệp.

Anh Trần Kim Phi thu hoạch cá lóc và chuẩn bị đưa đi nhập cho thương lái.

Anh Trần Kim Phi (sinh năm 1977, trú tại thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc) là người có diện tích hồ nuôi cá lóc lớn nhất xã. Anh Phi cũng có kinh nghiệm trên 20 năm nuôi cá lóc ở địa phương. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong việc nuôi cá lóc, anh Phi đã đến từng hộ để truyền đạt, hỗ trợ bà con phát triển mô hình này.

Anh Phi chia sẻ: “Nuôi được cá lóc không phải dễ, bởi chúng có rất nhiều bệnh. Chúng tôi phải đúc rút kinh nghiệm qua từng vụ và tự phòng bệnh, tự mua thuốc, tự xử lý cho đàn cá lóc”.

Gia đình tôi thả nuôi 30 vạn cá lóc trên 1ha ao hồ, hiện giá bán 45.000-50.000/kg cá lóc, mỗi tấn cá trừ chi phí, người nuôi cá thu về gần 12 triệu đồng. Vụ mùa vừa qua, gia đình tôi thu nhập 300 triệu đồng từ thu hoạch cá,” anh Phi phấn khởi nói.

Cá lóc có giá bán từ 45.000-50.000 đồng/kg, nhờ đó kinh tế nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Ông Trần Quang Quyền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngư Thủy Bắc thông tin: “Trước năm 2007, sản lượng đánh bắt sau những chuyến ra biển không cao, một số hộ dân tranh thủ lúc nhàn rỗi đào ao thả cá lóc nuôi và cho ăn cá tạp đánh bắt được. Sau vài vụ thu được hiệu quả cao, nhiều hộ học tập theo. Hiện trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc có 100 hộ nuôi cá lóc trên cát. Trong 9 tháng năm 2019, toàn xã xuất được 137 tấn cá lóc. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, trung bình mỗi hộ thu về 100 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ các chi phí”.

Ông Ngô Văn Thủy - Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc, chia sẻ: “Trước đây, Ngư Thủy Bắc là vùng biển bãi ngang. Những năm trở lại đây, xã Ngư Thủy Bắc không thuộc diện bãi ngang nữa. Việc người dân phát triển mô hình nuôi cá lóc trên cát là thành công lớn của xã Ngư Thủy Bắc khi chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho ngư dân vùng biển. Chính quyền xã khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nuôi cá lóc, từ đó mô hình kinh tế từ nuôi cá lóc trên cát được nhiều hộ dân thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo để vươn lên làm giàu”.

Thanh Hà
Từ khóa: nuôi cá lóc trên cát ao lót bạt xã Ngư Thủy Bắc vùng lộng đánh bắt hải sản Hội nông dân xã Bí quyết làm giàu

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !