Bức xúc vì bị cắt học bổng ngân sách

- Ngày 21/5, hàng chục ứng viên đã trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 đã tới Cục Đào tạo nước ngoài, Bộ GD-ĐT bày tỏ bức xúc trước cách giải quyết của Bộ về việc dừng đề án 322 với lý do chỉ tiêu.

Bức xúc vì bị cắt học bổng ngân sách

Cú “sốc” đột ngột

Cuộc gặp giữa phụ huynh, sinh viên (SV) trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 không được cử đi học năm 2012 với lãnh đạo Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT diễn ra trong không khí căng thẳng bởi thông báo của Bộ GD-ĐT gây ra một cú sốc lớn cho hơn 40 SV đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục du học trong năm nay tại các nước Pháp, Canada và Mỹ.

Vấn đề dẫn đến tình trạng bức xúc này là việc Bộ GD-ĐT thông báo về việc dừng tuyển sinh cũng như tạm dừng đưa ứng viên đi du học trong năm 2012 kèm theo phương án giải quyết được đưa ra là đợi đến khi đề án mới được phê duyệt hoặc lựa chọn các học bổng khác. Trong đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ứng viên phải thông báo lựa chọn của mình trước ngày 1/6/2012 nếu không sẽ coi như không có nhu cầu đi du học.

Phụ huynh của Vũ Kiều Linh, SV ĐH Ngoại thương cho biết: "Thời hạn Bộ GD-ĐT đưa ra như vậy là “đánh đố” ứng viên. “Phần lớn các ứng viên chưa đi du học được đều thuộc khối tiếng Pháp. Trong khi danh sách Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ còn có Ma-rốc là dùng ngôn ngữ này. Thử hỏi nếu là con cháu của mình, có phụ huynh nào yên tâm khi đáng nhẽ con mình được sang Pháp du học nay lại thay bằng Ma-rốc. Đấy là chưa kể chính sách của nhà nước là đưa các ứng viên tài năng học hỏi ở các nước tiên tiến. Vậy nếu như chuyển địa chỉ như vậy, mục tiêu này có đạt được không, có lãng phí công sức, nhân tài hay không?”.

Trao đổi với Dân trí, sinh viên Dương Thanh buồn rầu tâm sự:“Đầu năm 2011, tôi nhận được học bổng 322 - học bổng đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Cả nước chỉ có 94 SV được chọn, đó là những SV xuất sắc nhất. Tôi khăn gói từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham gia khoá bồi dưỡng ngoại ngữ của Bộ tổ chức. Một năm học tiếng là một năm khó khăn chồng chất. Tôi nhận được học bổng đi Pháp nên phải học tiếng Pháp từ đầu. Vừa học tôi lại vừa phải đi gia sư, kiếm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí đắt đỏ ở Hà Nội, tiền thi lấy chứng chỉ, tiền phỏng vấn với đại diện campusfrance... bao nhiêu là thứ tiền! Tôi vẫn hay bấm bụng chặc lưỡi “Thôi thì ráng hết năm nay, năm sau sang Pháp rồi Nhà nước sẽ chu cấp cho mình, sẽ tập trung được vào việc học!”. Sau bao cố gắng, tôi nhận được thư chấp nhận từ một trường đại học khá tốt ở Pháp. Ngày 15/5/2012, tôi nhận được thông báo dừng học bổng. Cục Đào tạo nước ngoài giải thích là kinh phí đã hết nên chúng tôi chỉ còn 2 lựa chọn. Một là, chúng tôi phải quyết định chuyển sang các nước khác Lào, Campuchia, Srilanka, Ma-rốc, Nga, Cuba... khi mà mọi thủ tục với trường ở Pháp của tôi đã hoàn tất, Hai là quay trở lại trường đại học mà tôi đã bỏ dở gần 2 năm”.

Cùng chung sự thất vọng này, thủ khoa 2010 ĐH Ngoại thương, Tăng Thanh Bình thuộc diện nhận học bổng đề án 322 và đã vượt qua được kỳ thi, lấy được chứng chỉ ngoại ngữ và gửi hồ sơ sang Mỹ để xét du học ngành Kinh tế. Trường học tại Mỹ đã đồng ý tiếp nhận và gửi thư mời nhập học. Bình chỉ chờ làm visa để sang nhập trường nữa là hoàn tất. Tương tự, Phạm Đức Hùng, huy chương vàng Olympic quốc tế môn Toán năm 2009, Hùng đã bảo lưu kết quả ĐH Ngoại thương để học ngoại ngữ theo đề án 322. Hiện Hùng hoàn tất hoàn tất hồ sơ để sang học tại một trường ĐH ở Mỹ, nhưng nay ước mơ này không còn.

Bức xúc vì bị cắt học bổng ngân sách

Nỗi thất vọng của những ứng viên khi nhận tin "sét đánh"

Cũng buồn, thất vọng, sinh viên Thu Phương bức xúc: “Nằm ngoài 2.000 chỉ tiêu nên chúng tôi không còn cơ hội được cấp học bổng tại nước đã đăng kí nữa. Hoặc nếu muốn du học, thì phải chuyển qua học bổng hiệp định mà chính phủ Việt Nam kí với chính phủ các nước khác. Vậy là chúng tôi sẽ phải lựa chọn một điểm đến mới và làm lại tất cả từ con số không. Thực sự, trong gần hai năm qua, chúng tôi chưa nghĩ mình sẽ đến một nước nào khác với nguyện vọng ban đầu. Bây giờ còn không đến 2 tuần cho thời hạn 1/6 mà Bộ GD-ĐT đưa ra cho chúng tôi, chúng tôi vẫn chưa biết nên chọn nước nào trong số Nga, Cuba, Maroc… để hoàn tất hồ sơ đăng kí mới và nếu được chấp nhận thì từ nay đến ngày nhập học, chỉ còn 3 tháng để chuẩn bị tất cả”.

Trình với Chính phủ đề xuất phương án giải quyết!

Theo thống kê, hiện có 47 SV học đại học, ngoài ra còn hàng chục người học thạc sĩ bị trì hoãn kế hoạch du học bằng ngân sách nhà nước.

Giải thích của lãnh đạo Cục Đào tạo với nước ngoài về Đề án 322 là đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 với 2.000 người, vì vậy Bộ GD-ĐT không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo Đề án này nữa. Hiện nay Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án mới thay thế cho Đề án 356 (322) và trình Chính phủ trong tháng 6/2012. Năm 2013, nếu Đề án mới được phê duyệt thì sẽ tiếp tục cử các ứng viên đã trúng tuyển theo quyết định của nhà nước nhưng chưa đi học. Như vậy, nếu ứng viên không lựa chọn đi học ngay trong năm 2012 theo các chương trình học bổng khác thì họ vẫn có thể chờ năm sau đi học theo Đề án mới.

Tuy nhiên, các ứng viên có mặt trong buổi trao đổi ngày 21/5 đều không đồng ý với phương án này. Họ cho rằng việc chuẩn bị để đi du học đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Phương án hiện tại mà Bộ đưa ra không có tính thuyết phục, họ cho rằng ngay khi Bộ GD-ĐT nắm được tình hình của đề án thì cũng không kịp thời thông báo cho ứng viên để tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Cùng thống nhất chung đề xuất với Bộ GD-ĐT và Chính phủ, các ứng viên đưa ra nguyện vọng được xét duyệt đúng thủ tục, đúng địa chỉ đã xét duyệt.

Trả lời các phụ huynh và sinh viên ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài cho biết: “Khi thông báo tuyển sinh cho đề án 322 sắp kết thúc, để không bị gián đoạn việc cử giảng viên đi học nước ngoài, chúng tôi đã tính đến chuyện “gối” vào đề án học 911 (cho đối tượng học tiến sĩ làm giảng viên, đã được phê duyệt song chưa dược cấp kinh phí) nên tuyển vượt số lượng đi học tiến sĩ để “đón đầu”. Việc xác định chỉ tiêu là có kế hoạch, song do một số thủ tục cho đề án 911 chưa hoàn tất nên các chỉ tiêu đi học tiến sĩ “gối đầu” đã “chiếm dụng” bất đắc dĩ chỉ tiêu của đề án 322. Họ sẽ được chuyển sang đi học theo đề án 911 ngay trong năm 2012 khi đề án này được cấp kinh phí. Bộ GD-ĐT đã xây dựng đề án mới tương tự đề án 322 (trừ đối tượng giảng viên đi học tiến sĩ được thực hiện tiếp với đề án 911), sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6” và khi Đề án mới được phê duyệt sẽ có kinh phí cử những người trúng tuyển còn lại đi học.

Một ứng viên ĐH nghi ngờ cho rằng: “Làm sao chúng tôi yên lòng chờ đợi một đề án còn chưa được duyệt trong khi đề án 911 nói ở trên đã duyệt rồi mà giờ còn chưa có kinh phí? Thông báo của Bộ cũng nêu rõ ứng viên phải gửi nguyện vọng đăng ký học bổng tới Cục Đào tạo với nước ngoài trước ngày 1/6 để kịp xử lý. Các ứng viên đều muốn thời hạn này dược dãn ra, bên cạnh đó, đại đa số vẫn có đề xuất được giữ nguyên nguyện vọng ban đầu”.

Ông Nguyễn Xuân Vang cho biết, sẽ lùi thời hạn đăng ký nguyện vọng của ứng viên và bảo đảm các ứng viên này vẫn trong danh sách chờ cử đi du học.

“Bộ GD-ĐT đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ với đề xuất giải quyết cho những ứng viên đã có quyết định và đủ điều kiện đi du học theo đề án 322 theo đúng nguyện vọng. Đó là phương án các ứng viên mong đợi trong khi chờ đợi một đề án mới được phê duyệt” - ông Vang cho hay.

Theo Dantri

Theo Dantri

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !