Bội chi hơn 3.400 tỷ đồng BHYT: Xót xa nhìn người bệnh lấy thuốc về cho cá ăn
Ảnh minh họa. |
Bội chi hơn 8 tỷ đồng
Trước tình hình trên, ngày 29/8 Văn phòng Chính phủ có công văn số 7200/VPCP-KGVX gửi Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và Tổng hội Y học Việt Nam thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc rà soát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT.
Về phía BHXH Việt Nam cũng đã có các biện pháp nhằm ngăn chặn gia tăng bội chi.
Ông Phạm Lương Sơn – Phó tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, có 80% dân số tham gia BHYT đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra. Tổng quỹ khám chữa bệnh là 28.220 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng chi KCB tại tỉnh là 30.372 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng 8.545 tỷ đồng), chiếm 42% dự toán Chính phủ giao.
Ông Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết với tình trạng sử dụng quỹ như hiện nay nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có người được khám nhiều, người khi ốm không được chăm sóc. Bản chất của BHYT là chia sẻ và không ai muốn sử dụng nó.
Nguyên nhân khách quan khiến tình trạng quỹ BHYT âm cả nghìn tỷ đồng đó là nguyên nhân gia tăng chi phí do khâu quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT... Song vấn đề cần đặc biệt lưu tâm dẫn tới tình trạng lạm dụng quỹ BHYT là khuyến mại không đúng quy định, chỉ định rộng rãi, quá mức cần thiết dịch vụ kỹ thuật...
Tình trạng lãng phí, thiếu hiệu quả trong sử dụng quỹ BHYT trong đó cần đặc biệt lưu ý đến phân bổ nguồn lực: chi phí y tế hiện nay dành quá nhiều cho tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Lấy thuốc cho cá
Ông Sơn cho biết theo báo cáo của BHXH các địa phương cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng thì hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT xảy ra từ nhiều phía: người tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh.
Ông Sơn chỉ ra những hành vi dễ gặp nhất về phía người bệnh đó là mượn thẻ của người khác đi khám chữa bệnh để trốn tránh không phải trả các chi phí lẽ ra họ phải thanh toán, làm giả các giấy tờ tùy thân có ảnh để hưởng BHYT, tẩy xóa thẻ BHYT đã hết hạn.
Theo ghi nhận của BHXH có tình trạng sử dụng giấy chuyển tuyến giả, có những bệnh nhân đi khám bệnh thường xuyên, một ngày khám mấy nơi để lấy thuốc về.
Nói đến đây ông Sơn xót xa: “Tôi thấy có nơi nó người dân đi khám lấy thuốc bảo hiểm y tế về cho cá ăn. Cá được ăn thuốc bổ và kháng sinh mà lẽ ra đó là thuốc của BHYT dành cho những người bệnh khác.
Hiện nay, quỹ BHYT trở thành “miếng bánh béo bở” cho các cơ sở khám chữa bệnh. Ông Sơn cho rằng điều này không phải là toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh. Có những cơ sở làm rất tốt nhưng có những cơ sở còn tranh thủ “rút ruột” quỹ như lập hồ sơ bệnh án khống để thanh toán BHYT với cơ quan BHXH.
Bệnh nhân đã ra viện nhưng vẫn chỉ định trong để lĩnh thuốc cho cá nhân, tăng cường đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú để tăng thu tiền giường bệnh chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết; không phù hợp với chẩn đoán và điều trị.
Đặc biệt là hiện tượng sử dụng các loại thuốc ít cạnh tranh để độc quyền trong đấu thầu, có hàm lượng không phổ biến với mức giá cao khiến quỹ phải chi trả cao trong khi đó có những đơn thuốc rất ít tiền cũng điều trị được bệnh đó.
Rất nhiều bệnh viện thống kê thanh toán sai: thuốc, hóa chất, vật tư y tế (VTYT), dịch vụ kỹ thuật và sử dụng cán bộ y tế khám chữa bệnh không đủ điều kiện hành nghề theo quy định, lắp đặt các máy xã hội hóa, chỉ định rộng rãi có những xét nghiệm mà bệnh viện coi là thường quy áp dụng cho tất cả người bệnh đó là nội soi tai mũi họng, trong khi đó nó không cần thiết. Một vài bệnh viện tư còn tổ chức “Khuyến mại” không hợp pháp trong KCB để thu dung bệnh nhân đến khám chữa bệnh.