Bỏ qua dư luận Trung Quốc đã trục xuất 31 người Triều Tiên
Bỏ qua dư luận Trung Quốc đã trục xuất 31 người Triều Tiên
Hàn Quốc: Sẽ “trả thù” quyết liệt nếu Triều Tiên tấn công
Biểu tình phản đối Trung Quốc trục xuất người Triều Tiên về nước
Các nhà hoạt động sợ rằng người vượt biên Triều Tiên bị trả về sẽ bị trừng phạt hà khắc |
Các nhà vận động lo sợ những người tị nạn này có thể sẽ bị lạm dụng và thậm chí có thể bị xử tử vì vượt biên vào đúng thời điểm nước này đang để tang cựu lãnh đạo Kim Jong-il cuối năm ngoái.
Người đứng đầu Liên minh Công dân vì Nhân quyền của những Người bị bắt cóc và người Tị nạn Triều Tiên, Do Hee-Yun cho hay 31 người này là 3 nhóm vượt biên khác nhau và cũng bị bắt ở những địa địa điểm khác nhau trên đất Trung Quốc.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Do nói: "Họ bị trả về Triều Tiên một cách bí mật trong vòng 2 tuần qua. Chắc là họ sẽ bị trừng phạt khá nghiêm khắc vì dám trốn đi vào đúng thời điểm quốc tang ở nước này".
Miền Bắc để quốc tang ông Kim Jong-in sau khi ông qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 17/12/2012. Con trai út của ông, Kim Jong-un là người lên kế nhiệm.
Tin đồn làn tran khắp khu vực giáp biên Triều-Trung rằng Jong-un đã ra lệnh bắn chết tất cả những người có ý định vượt biên trong thời gian quốc tan của nước này và tuyên bố sẽ nghiêm khắc trừng phạt họ hàng của những người bỏ trốn này, ông Do cho biết.
Triều Tiên, trong quá khứ đã đối xử với những người chỉ vượt biên sang kiếm ăn rất nhẹ nhàng nhưng lại trừng phạt những người định trốn sang Hàn Quốc rất nghiêm khắc, tổ chức phi chính phủ Đoàn kết trí thức Triều Tiên cho hay.
Tuy nhiên, tất cả những người đào tầu giờ đây đều bị đối xử như những kẻ phản bội và đáng bị trừng phạt nặng nề, một nhóm những người vượt biên Triều Tiên ở Seoul cho biết.
Seoul đã liên tục thúc giục Bắc Kinh tiếp nhận những người vượt biên Triều Tiên theo chế độ người tị nạn và không trả họ về nước. Phía Trung Quốc thì tuyên bố họ là nước di dân kinh tế không phải nước chấp nhận chế độ bảo hộ tị nạn.
Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cũng đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh không trục xuất người Triều Tiên về nước. Tổ chức ân xá quốc tế cho hay những người bị gửi trả lại bị tống vào trại lao động tập trung và bị ngược đãi.
Nghị sĩ Mỹ, Chris Smith, đồng Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc yêu cầu Washinton đề cập đến vấn đề đối đãi với người vượt biên trong nghị trình đàm phán đổi 240.000 tấm lương thực với Triều Tiên.
Hơn 21.000 người Bắc Hàn đã bỏ trốn sang miền Nam kể từ sau chiến tranh 1950-1953. Phần lớn trong số đó bỏ trốn trong vài năm trở lại đây. Hành trình vượt biên của họ là bỏ trốn sang Trung Quốc, chui lủi tìm cách trốn sang nước thứ 3 để chạy sang Hàn Quốc định cư.
Hoa Tạ