Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam

Là những "ông vua chiến trường" của pháo binh Việt Nam, pháo tự hành 2S1 và 2S3 sở hữu sức mạnh khủng khiếp có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 1
Pháo tự hành 2S1 Gvosdika do Liên Xô phát triển năm 1967 và chính thức đưa vào biên chế năm 1971. Đây là loại pháo được sản xuất với một số lượng rất lớn và phục vụ ở hàng chục quốc gia. 2S1 Gvosdika dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Trên đó, nó lắp một pháo nòng xoắn D32 122 mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ (tốc độ bắn 4-5 viên/phút).
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 2
Vì pháo D32 cải tiến dựa trên pháo xe kéo D30 122 mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mạnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng). Điều này giúp tiết kiệm, dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15 km) và 5 viên chống tăng.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 3
Pháo tự hành 2S1 được điều khiển bởi tổ lái 4 người (trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn). Toàn bộ thân xe và tháp pháo bọc giáp thường giúp tổ lái chống đạn súng cỡ 7,62 hoặc 12,7 mm, mảnh đạn pháo.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 4
Khung thân MT-LB lắp động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. 2S1 có thể lội nước với tốc độ 4,5km/h nhưng nếu thực hiện điều này thì lượng đạn phải giảm xuống còn 30 viên.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 5
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya gần như là "anh em sinh đôi" với 2S1 khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 6
2S3 trang bị pháo D22 cỡ nòng 152 mm, có tốc độ bắn 3-4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/h. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 7
Tương tự 2S1, pháo D22 là thiết kế cải tiến từ pháo xe kéo D20 152mm nên nó dùng chung các loại đạn D20 như đạn vạch đường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chiếu sáng và thậm chí là đạn hạt nhân. Biến thể 2S3M sau này còn có thể bắn đạn tự dẫn chính xác cao Krasnopol.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 8
Ngoài ra, 2S3 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62 mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 9
2S3 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h.
Bộ đôi pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Việt Nam - ảnh 10
Pháo 2S3 có thể vượt lũy cao 1,1 m, hào rộng 2,5 m và có tầm hoạt động lên đến 300 km.

Theo Báo Đất Việt

(Tựa bài do Infonet đặt lại)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !