Bộ đội biên phòng tăng cường tuyên truyền pháp luật cho đồng bào DTTS
Để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bộ đội biên phòng đã thường xuyên đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới trên đất liền dài hơn 4.924 km và bờ biển dài 3.260 km. Khu vực biên giới gồm 1.109 xã, phường, thị trấn/235 huyện, thị thuộc 44 tỉnh, thành phố, với 51 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là địa bàn mà một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; y tế, giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ vẫn còn cao. Chính vì vậy, các thế lực thù địch và phản động thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đời sống khó khăn, thiếu hiểu biết về pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số để truyền đạo trái luật, lôi kéo một số phần tử bất mãn chống đối, vượt biên trái phép...
Do đó, bên cạnh hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, Bộ đội Biên phòng đã tập trung tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cứ mỗi sáng thứ bảy, già làng Rơ Châm Tích (làng Mook Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) lại cùng các cán bộ, chiến sĩ Đội Công tác địa bàn thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đến từng nhà để hỏi thăm công việc nương rẫy, rồi tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật; đấu tranh tố giác tội phạm và những người xuất-nhập cảnh trái phép; nhắc nhở các gia đình chăm lo lao động sản xuất. Nhờ đó, người dân thêm tin tưởng, tích cực hỗ trợ lực lượng bộ đội Biên phòng trong hoạt động bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Những năm qua, các đơn vị trên địa bàn biên giới của tỉnh đều triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tuyên truyền tập trung 105 buổi thu hút hơn 12 ngàn lượt người; tuyên truyền nhỏ lẻ hơn 8 ngàn lần cho hơn 23 ngàn lượt người. Thông qua nhiều hình thức khác nhau, các đơn vị đã tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật, xóa bỏ các hủ tục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Nhờ vậy, tỷ lệ người dân tộc thiểu số vi phạm pháp luật ngày càng giảm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bộ đội biên phòng Đồn Ba Tầng tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số các quy định về biên giới. |
Tương tự như Gia Lai, tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang – nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí thấp và là “vùng trũng” trong tiếp cận kiến thức pháp luật. Thực tế cho thấy, đồng bào ở những địa phương đặc biệt khó khăn ít có điều kiện tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng nên không nắm vững pháp luật, dễ bị các đối tượng xấu kích động tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật như xuất, nhập cảnh trái phép; mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy... Trước tình hình trên, Bộ đội Biên phòng Hà Giang đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều cách làm sáng tạo như: Tổ chức cho Đội Tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng tỉnh biểu diễn văn hóa, văn nghệ, kết hợp tuyên truyền pháp luật; phối hợp với ngành Tư pháp, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn; phát huy vai trò của đội ngũ già làng, người có uy tín vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Đặc biệt Bộ đội Biên phòng Hà Giang đã phát huy tốt đội ngũ già làng, người có uy tín có kinh nghiệm, nắm vững pháp luật, tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến nhân dân. Nhờ đó, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên rõ rệt, tự giác đăng ký bảo vệ đường biên, mốc giới, đảm bảo an ninh thôn bản.
Tại Sóc Trăng, Bộ đội biên phòng tỉnh đã xây dựng và thực hiện hiệu quả nhiều mô hình: “Câu lạc bộ Tư vấn pháp luật, tuyên truyền qua hình thức loa truyền thanh”, “Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”, “Tổ tư vấn tâm lý, pháp luật”, “Tiếng loa Biên phòng”... Trong quá trình thực hiện, Bộ đội biên phòng tỉnh đã triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo phù hợp với tình hình địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, thông qua đội ngũ báo cáo viên để tuyên truyền miệng, qua hệ thống loa truyền thanh, câu lạc bộ tư vấn pháp luật, sân khấu hóa.
Được biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”. Với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, Đề án phấn đấu 80% cán bộ, nhân dân nói chung, trong đó 60% cán bộ, nhân dân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật. 80% báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên của địa phương, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
Với những mục tiêu và giải pháp thực hiện của Đề án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật vùng đồng bào ân tộc thiểu số, qua đó nâng cao nhận thức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số.
Ngọc Yến
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.