Bỏ biên chế: Tăng lương cho giáo viên có tăng học phí?

Nhiều người lo lắng việc tăng lương cho giáo viên trường công khi chuyển sang chế độ hợp đồng sẽ đi đôi với tăng học phí.

Vừa qua tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, Bộ sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào - có ra”, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Bỏ biên chế: Tăng lương cho giáo viên có tăng học phí? - ảnh 1

Bỏ biên chế thì Bộ GD&ĐT sẽ những tính toán trong việc trả lương cho giáo viên

Liên quan đến vấn đề này, thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng trường THPT M.V Lômônôxốp cho hay: “Tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương bỏ biên chế giáo viên và thay bằng chế độ hợp đồng vì đó là quy luật của sự phát triển. 

M.V Lômônôxốp là hệ thống trường ngoài công lập, chúng tôi tự chủ hoàn toàn về vấn đề tài chính, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, tuân thủ luật giáo dục, chịu sự quản lí chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đương nhiên, chúng tôi cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì tự chủ và tự chịu trách nhiệm nên chúng tôi hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn giáo viên trong nhà trường để đảm bảo yêu cầu có chuyên môn và đạo đức tốt.

Nếu giáo viên nào không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải. Vì thế, giáo viên nhà trường luôn luôn phải cố gắng, nỗ lực để tăng cường chuyên môn để được giữ lại tiếp tục giảng dạy. Nếu đáp ứng yêu cầu, đội ngũ giáo viên luôn được ghi nhận, đánh giá và trả lương theo đúng năng lực và đóng góp của họ cho nhà trường.

Cái khó khăn lớn nhất là việc số lượng giáo viên lại không ổn định. Bởi lẽ, hiện nay không ít giáo viên có tâm lý cố vào bằng được biên chế, cố bám lấy biên chế. Khi được vào biên chế, họ coi như đã ổn định được nghề nghiệp và thu nhập.

Vì theo chế độ hợp đồng ít sự ràng buộc nên sau khi được đào tạo chuyên môn ở trường, trở thành giáo viên giỏi, có cơ hội là họ tìm môi trường có thu nhập cao hơn.

Để giữ chân giáo viên giỏi, chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra môi trường để giáo viên được cống hiến, được phát triển, thể hiện được hết tất cả khả năng của mình và có những chế độ đãi ngộ phù hợp”.

Nhiều người cho rằng, bỏ biên chế phải đi đôi với tăng lương để tạo động lực cho giáo viên. Vậy, các trường công sẽ thay đổi thế nào trong việc nâng cao đời sống giáo viên?

Trả lời về vấn đề này, thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng trường THPT M.V Lômônôxốp cho hay: “Với trường công tôi không rõ. Tuy nhiên, ở trường M.V Lômônôxốp chúng tôi chỉ có nguồn thu duy nhất là học phí của học sinh để duy trì toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Với số tiền 1,9 triệu/tháng với học sinh là mức thu thấp trong hệ thống các trường ngoài công lập nhưng vẫn đủ để giáo viên sống được bằng lương của mình. Còn ở các trường công, đương nhiên khi chuyển sang chế độ hợp đồng, Bộ GD&ĐT sẽ có những tính toán riêng trong việc trả lương cho giáo viên”. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp – Hiệu phó ĐH Bách Khoa Hà Nội cho hay: “ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng là một trong số những trường vừa qua được Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động, trong đó có việc tự chủ.

Ở giai đoạn đầu, giảng viên của ĐH Bách Khoa Hà Nội đều phải kỳ hợp đồng tập sự, sau đó là hợp đồng 3 năm và chuyển sang hợp đồng dài hạn nếu giảng viên đáp ứng yêu cầu.

Sắp tới, nếu giảng viên không đáp ứng yêu cầu tối thiểu thì chúng tôi cũng sẽ tổ chức thanh lọc để nâng cao chất lượng. Việc bỏ biên chế giáo viên tôi nghĩ với cấp đại học chúng ta có thể làm được.
Tuy nhiên, với cấp phổ thông, mà nhất là vùng sâu, vùng xa thì chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng”.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu bỏ biên chế của giáo viên thì hiệu trưởng và hiệu phó cũng phải bỏ biên chế. Trả lời vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay: “Hiệu trưởng sẽ là người ký hợp đồng với các giáo viên. Vậy hiệu trưởng sẽ người ký hợp đồng với hiệu phó và chính mình hay sao?

Trước khi làm điều này ta phải thực hiện theo luật viên chức. Kể cả việc thí điểm chúng ta vẫn phải thực hiện theo luật, muốn làm trước hết phải sửa đổi luật.

Còn về việc nhiều người lo lắng việc tăng lương cho giáo viên trường công khi chuyển sang chế độ hợp đồng sẽ đi đôi với tăng học phí, tôi cho rằng điều này chưa đáng lo. Việc tăng học phí phải có lộ trình chứ không phải nhà trường muốn tăng là tăng được”.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !