Bỏ ‘biên chế’ giáo viên: Có sự hiểu lầm?

Cũng không sai nếu nói rằng, tính từ 2003, thực chất không còn tồn tại “biên chế” giáo viên với ý nghĩa như là một vị trí vĩnh viễn như đa số mọi người vẫn hiểu nữa.

Bỏ công chức, viên chức trong ngành giáo dục, hiện đang vấp phải sự phản đối của không ít giáo viên. Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của giảng viên Khương Duy, Đại học Ngoại thương, về vấn đề này.

Nói “bỏ biên chế” có chính xác?

Trước đây, ở Việt Nam không có sự phân biệt rõ ràng giữa công chức và viên chức. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (sửa đổi năm 2003) vẫn xếp chung viên chức vào nhóm “cán bộ, công chức”.

Bỏ ‘biên chế’ giáo viên: Có sự hiểu lầm? - ảnh 1

Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã nêu khái niệm về viên chức. Theo Nghị định này, viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quy định trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Có thể thấy viên chức trong khái niệm này rất rộng.

Đến khi có Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Viên chức 2010 thì viên chức đã được tách ra khỏi công chức. Luật Viên chức quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Lưu ý, luật đưa ra khái niệm “hợp đồng làm việc” áp dụng với viên chức để phân biệt với “hợp đồng lao động” trong các trường hợp khác.

Có thể thấy theo khái niệm này, từ năm 2010, ở Việt Nam không còn khái niệm “biên chế” đối với viên chức nữa. “Biên chế” chỉ còn áp dụng với công chức làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, có nhiệm vụ hoạt động công vụ, quản lý nhà nước. Còn viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì tuân theo chế độ hợp đồng.

Cho nên cũng không sai nếu nói rằng, tính từ 2003, thực chất không còn tồn tại “biên chế” giáo viên với hàm nghĩa một vị trí vĩnh viễn như đa số mọi người dân vẫn hiểu nữa. Dù loại hợp đồng không xác định thời hạn có nhiều đặc điểm giống với một sự đảm bảo vĩnh viễn, nhưng về bản chất nó khác biệt vì đã nói tới hợp đồng là nói tới sự thỏa thuận. Điều này càng rõ hơn khi so sánh với chế độ biên chế đúng nghĩa được áp dụng cho công chức.

Do đó, cuộc tranh luận về “bỏ biên chế” hiện nay đang có sự nhầm lẫn sai sót về khái niệm. Nhiều người vẫn dùng khái niệm “thi công chức” hay “xin vào biên chế” để nói về việc tuyển dụng giáo viên hay các ngạch viên chức khác. Đây là một lý do khiến xã hội phản ứng mạnh mẽ, trong khi việc bỏ biên chế thực ra đã khởi sự từ hơn mười năm nay, và chính thức là từ khi có Luật viên chức 2010.

Một khi thực chất đã không tồn tại cái gọi là “biên chế” trong ngành giáo dục, thiết nghĩ cuộc tranh luận phải được đưa về đúng vấn đề cốt lõi.

Bỏ ‘biên chế’, nghề giáo kém hấp dẫn cũng… tốt

Cuộc tranh luận về chế độ làm việc với giáo viên phải được nhìn nhận theo hướng khách quan, chứ không thể căn cứ vào lý do nghề dạy học là nghề đặc biệt.

Chiếu theo quy định hiện hành, ta có thể hiểu cơ bản tại sao giáo viên được coi là viên chức: vì họ làm việc cho một đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, nếu muốn bàn tới việc chuyển giáo viên về thành một nghề nghiệp bình thường (để có thể ký kết hợp đồng lao động chứ không phải hợp đồng làm việc) thì cần xem xét kỹ mấy vấn đề sau.

Thứ nhất, tôi cho rằng giáo dục là một dịch vụ nhưng nó bao gồm cả dịch vụ công và dịch vụ tư. Cùng với sự phát triển của xã hội, phạm vi của dịch vụ công có thể thu hẹp lại hay mở rộng tùy điều kiện kinh tế, chính trị. Nhà nước một mặt cần đảm bảo về phổ cập giáo dục bắt buộc, nhưng mặt khác cũng cần nới dần sự bao cấp cho các cơ sở đào tạo.

Tôi cho rằng nơi có thể thí điểm sự chuyển đổi mà Bộ trưởng GD&ĐT mong muốn là các cơ sở giáo dục công lập nhưng có khả năng tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ phần lớn kinh phí. Đó chủ yếu sẽ là các trường Đại học và các trường THPT lớn. Bởi giảng viên, giáo viên (và cả giảng viên) làm việc tại đây hưởng lương rất ít từ ngân sách, nên về bản chất kinh tế họ không phải “làm việc cho nhà nước”, do đó việc duy trì họ như viên chức không thật sự cần thiết. Các cơ sở này có thể chuyển sang tuyển dụng theo hợp đồng lao động theo nhu cầu, mục đích đào tạo. Việc hợp đồng đó có thời hạn dài hay ngắn sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận.

Sự chuyển đổi ở các cơ sở giáo dục này là khả thi vì họ có uy tín, có nguồn thu lớn nên sẽ không gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Dù không phải là viên chức nhưng giáo viên sẽ tự nguyện gắn bó lâu dài nếu môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt. Chưa kể, những giáo viên giỏi, không muốn chịu nhiều ràng buộc cũng sẽ có xu hướng chọn các cơ sở đào tạo này để có sự linh hoạt, không nhiều ràng buộc.

Trường hợp thứ 2, với các cơ sở giáo dục mà về lâu dài ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chủ yếu đảm bảo cho hoạt động thì cần xem xét thận trọng hơn. Hãy hình dung ở vùng sâu vùng xa, nếu nhà nước không cung cấp miễn phí và khuyến khích việc đi học thì nạn mù chữ có thể trở lại.

Trong trường hợp này, giáo dục là dịch vụ công thuần túy. Giáo viên là những người được tuyển dụng, hưởng lương nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi đó họ thực chất là viên chức, nên các chế độ hiện hành với viên chức có thể tiếp tục được áp dụng để khuyến khích họ. Trong trường hợp này, giáo viên sẽ được ký hợp đồng làm việc từ thử việc, có thời hạn và cuối cùng là không xác định thời hạn nếu nhà nước có nhu cầu và giáo viên có mong muốn. Nếu họ chuyển về các trường thuộc nhóm trên thì chế độ như viên chức này cũng chấm dứt.

Tuy nhiên, dù thuộc loại nào thì hợp đồng ký kết với giáo viên cũng cần phải có các điểm chung như tuân thủ các quy định về lương tối thiểu, bảo hiểm theo luật lao động. Hợp đồng cần có quy định về sự sát hạch thường xuyên hoặc định kỳ để đảm bảo không có gì vĩnh viễn một cách vô điều kiện. Ngược lại cũng có các nội dung để giáo viên tự bảo vệ quyền lợi của mình, tránh việc họ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách vô lý.

Thẩm quyền của hiệu trưởng

Tôi cho rằng thẩm quyền ký hợp đồng với giáo viên trong trường hợp thứ nhất đã nêu thuộc về hiệu trưởng là hợp lý. Bởi lẽ tuy là đơn vị công lập nhưng họ độc lập về tài chính, không sử dụng ngân sách. Tại nhiều trường đại học, hiện nay hiệu trưởng đã thực hiện thẩm quyền này và không gặp trở ngại gì. Bản thân người viết bài này cũng đã và đang thực hiện các hợp đồng làm việc ký với hiệu trưởng và không có gì vướng mắc gặp trở ngại gì.

Trong trường hợp thứ hai đã nêu ở trên, thực chất nhà nước đang thực hiện vai trò của mình đó là điều tiết của mình. Nhà nước trả lương để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cả hiệu trưởng và giáo viên đều “làm việc cho nhà nước”, nên trong trường hợp này nhà nước phụ trách việc tuyển dụng là hợp lý. Tất nhiên, cơ quan nhà nước cụ thể nào phụ trách tuyển dụng và cơ chế tuyển dụng ra sao (trực tiếp tuyển hay giám sát tuyển) thì cần tiếp tục thảo luận.

Nếu rạch ròi như vậy sẽ không có sự cào bằng tất cả các cơ sở giáo dục. Hiệu trưởng chỉ độc lập khi nhà trường tự chủ thôi. Điều quan trọng nhất là dù thuộc loại nào trong hai trường hợp trên, các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến đại học cũng cần xây dựng hội đồng trường mạnh và độc lập với hiệu trưởng để giám sát việc tuyển dụng và sát hạch.

Tính đặc thù ngành nghề

Khi Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra đề xuất này, nhiều người đã lên tiếng cho rằng nghề giáo có những đặc thù đòi hỏi sự ổn định. Thực tế tôi cho rằng bất cứ nghề nào cũng có điểm đặc thù, không nên xem nghề giáo là một nghề gì đó khác biệt hay ở trên các nghề khác. Nếu làm việc đúng lương tâm, trách nhiệm thì mọi nghề nghiệp đều cao quý như nhau.

Không có căn cứ gì để cho rằng nghề giáo mới cần ổn định, các nghề khác thì không. Do đó, cuộc tranh luận về chế độ làm việc với giáo viên phải được nhìn nhận theo hướng khách quan, chứ không thể căn cứ vào lý do nghề dạy học là nghề đặc biệt.

Tôi cũng dám chắc rằng giáo viên sẽ không bỏ dạy khi thay đổi cơ chế (mà thực tế cơ chế đã thay đổi từ lâu). Những người phát biểu điều này có lẽ không biết rằng hiện nay ngay cả ở vùng sâu vùng xa thì vẫn luôn thiếu vị trí làm việc, sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp rất nhiều. Chỉ cần cơ chế tuyển dụng cởi mở và công bằng thì sẽ không bao giờ thiếu giáo viên, đó là điều chắc chắn.

Còn việc một số ý kiến người cho rằng nghề giáo khi đó không hấp dẫn, người ta sẽ đi làm công việc khác thì tôi nghĩ rằng, cũng là điều bình thường, thậm chí đó còn là xu hướng tốt. Ở các vùng nông thôn, nhiều gia đình vẫn muốn con học sư phạm mà không biết đầu ra thế nào.

Nếu như phụ huynh và học sinh nhận thức được rằng nghề giáo giờ cũng làm việc theo cơ chế hợp đồng thì hẳn sẽ có sự định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Chỉ còn những người thật sự có khả năng và yêu thích giảng dạy, nghiên cứu lựa chọn công việc này, điều đó không phải tốt hơn sao?

Cuối cùng, tôi cũng nhấn mạnh rằng những lập luận trên đây đúng không chỉ dành riêng cho với ngành giáo dục mà trong cả các lĩnh vực sự nghiệp khác. Với cách lập luận hoàn toàn tương tự, ta cũng có thể suy ra được sự chuyển đổi nên được áp dụng với trình tự như thế nào cho phù hợp ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là y tế.

Khương Duy

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !