Bloomberg chỉ ra "rạn nứt mới" trong nội bộ Liên minh châu Âu

EU đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị gây chia rẽ giữa các nước thành viên khi một bên là Đức và Pháp ra sức phản đối xu hướng ly tâm, một bên là Ba Lan và Hungary đang "cố làm mờ đi thể chế dân chủ".

Liên minh châu Âu

Hôm 29/7, Ủy ban châu Âu cho biết bắt đầu tiến hành thủ tục pháp lý chống lại Chính phủ Ba Lan và đã gửi một thông cáo chính thức bằng văn bản cho nước này. Theo đó, Chính phủ Ba Lan có 1 tháng để hồi đáp những quan ngại của EU. Phía EU cho rằng các dự luật cải cách tư pháp của Ba Lan không chỉ làm gia tăng mối đe dọa đối với những nguyên tắc dân chủ của Warsaw mà còn của cả khối gồm 28 thành viên này.

Trong bài viết gần đây, tờ Bloomberg đưa ra nhận định: Liên minh châu Âu mới chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, gần đây đã lại tiếp tục đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới - lần này là về chính trị. Brussels và một số nước Đông Âu đã có sự khác biệt về mặt nguyên tắc pháp quyền. "Trận chiến" giữa Brussels và các nhà chức trách Ba Lan khơi nguồn từ kế hoạch của Warsaw nhằm đưa hệ thống tư pháp phụ thuộc hơn vào chính quyền, đã chia EU thành hai phe.

Tác giả bài báo nhấn mạnh rằng, nước đóng vai trò chính trong cuộc đối đầu này là Ba Lan và Hungary, đây là hai nước "dẫn dắt cuộc tấn công chính trị hướng tới thể chế dân chủ". Nhân cơ hội nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump tại Mỹ và quyết định rút khỏi EU của Anh, các nhà lãnh đạo của những nước này đã tăng cường vị thế của mình. Về phần mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại đang tích cực phản đối khuynh hướng ly tâm. Triển vọng trở ngại về chính trị và thậm chí là cả kinh tế đang dần hiện trước các đối thủ từ Đông Âu của họ.

Tác giả bài báo nhận định, ngay từ khi mới lên nắm quyền tháng 10/2015, đảng "Luật pháp và Công lý" cầm quyền ở Ba Lan đã nhằm vào mục đích "xóa mờ" thể chế dân chủ trong nước. Để đối phó với cuộc cải cách tư pháp Ba Lan, Ủy ban châu Âu đã ban hành thủ tục trừng phạt nước này, mà hậu quả của nó có thể dẫn đến việc Warsaw mất quyền bỏ phiếu trong Hội đồng Liên minh châu Âu.

Bài báo cho rằng Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang dự định xây dựng một nhà nước "phi tự do" theo mô hình của Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Hungary, đạo luật về kiểm soát nhà nước đối với các tổ chức phi lợi nhuận nhận được tài trợ từ nước ngoài đã được thông qua, và đất nước này đang phải đối mặt với các kiện tụng từ Liên minh châu Âu.

Cuối cùng, các nước Đông Âu như Cộng hòa Séc và Romania, cũng tham gia vào cuộc xung đột với EU, họ không chấp nhận những người tị nạn, hoặc cố gắng bỏ kết án những tội ác liên quan đến tham nhũng.

Bloomberg cho biết, Đức đã đưa ra đề xuất liên quan tới các hỗ trợ tài chính trong khuôn khổ EU phù hợp với "các giá trị cơ bản" Châu Âu đối với từng quốc gia, nội dung đề xuất tích cực chống lại Ba Lan và Hungary. Đại biểu Hội đồng châu Âu từ Luxembourg – bà Viviane Reding, trước đây khi còn là Cao ủy EU về Công lý đã nhiều lần đụng độ với Thủ tướng Hungary Orban do vấn đề hoạt động của hệ thống tư pháp tại nước này, đã cho rằng các biện pháp đó là hoàn toàn thỏa đáng.

Bà Reding nhấn mạnh: "Cách tốt nhất để gây ảnh hưởng đến các chính phủ như Ba Lan –là phải liên kết với vấn đề tiền bạc. Đây là biện pháp duy nhất khiến họ hiểu được vấn đề".

Nhiều năm qua, các nhà hoạch định chính sách châu Âu luôn tìm cách bỏ qua khác biệt giữa các tiêu chuẩn đòi hỏi đối với các thành viên mới và các tiêu chuẩn đã được thiết lập cho các nước đã là thành viên Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, việc can thiệp vào chính sách nội bộ của các chính phủ dân cử vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm đối với tất cả các bên- tác giả nhấn mạnh.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !